Khóc nức nở, vợ Xuân Bắc khẳng định: 'Tôi không muốn chồng lên chức Giám đốc'

VNN| 15/09/2017 14:37

Chị Hồng Nhung - vợ NSƯT Xuân Bắc khẳng định mình đã quá mệt mỏi với sự nổi tiếng của chồng nên chưa từng muốn chồng lên chức cao thêm nữa.

Mới đây, Hồng Nhung – vợ danh hàiXuân Bắcgây xôn xao khi livestream khóc nức nở và kể về những bức xúc mà chị phải chịu đựng trong khoảng thời gian công tác tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội. 


Đồng thời, Hồng Nhung cũng chỉ đích danh NSND Anh Tú – đồng nghiệp của chồng tại Nhà hát kịch Việt Nam đã chèn ép, không cho chị chấm thi tốt nghiệp tại trường.

Khóc nức nở, vợ Xuân Bắc khẳng định: Tôi không muốn chồng lên chức Giám đốc-1

Bà xã danh hài Xuân Bắc livestream khóc nức nở.

Ngay sau buổi livestream, bà xã danh hài đất Bắc được mời lên làm việc với lãnh đạo trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội. Tưởng chừng cuộc tranh cãi đi đến hồi kết, nhưng mới đây luồng thông tin ám chỉ việc Hồng Nhung dựng chuyện nhằm hạ bệ danh tiếng của NSND Anh Tú bất ngờ lan truyền. 

Trước thông tin trái chiều, 2sao đã trực tiếp liên lạc với chị Hồng Nhung để làm sáng tỏ vụ việc. Trong nước mắt và những tiếng nức nở, bà mẹ 2 con cho biết, không bỗng dưng sự việc xảy ra từ tháng 6/2017 mà tới bây giờ mới được chị "bung" ra. 

“Theo kế hoạch của năm học mới, tôi được phân công dạy một lớp sinh viên năm 2 nhưng anh Anh Tú lại cứ một mực đòi lấy lớp mà tôi đang giảng dạy. Tôi không thể chấp nhận một cộng tác viên bắt nhà trường thực hiện yêu sách này yêu sách nọ nên mới đứng lên lấy lại công bằng”, bà xã Xuân Bắc bức xúc nói.

Chia sẻ thêm về câu chuyện này, Hồng Nhung cũng tiết lộ mình đang nắm trong tay tất cả bằng chứng liên quan đến việc bị NSND Anh Tú chèn ép. Chị khẳng định bản thân làm gì cũng có bằng chứng xác thực chứ không nói suông.

Khóc nức nở, vợ Xuân Bắc khẳng định: Tôi không muốn chồng lên chức Giám đốc-2

Vợ Xuân Bắc tố NSND Anh Tú chèn ép tại trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Hà Nội.

Câu chuyện vốn đã căng thẳng nay tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm khi có sự tham gia bất ngờ của cựu người mẫu Trang Trần. Ngoài việc tiết lộ bà xã Xuân Bắc từng gây khó dễ cho mình thời còn là sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội, bà chủ quán bún đậu mắm tôm còn đứng về phe NSND Anh Tú - thầy cũ của cô. 

Trước tuyên bố “Để thầy tôi yên chứ không tôi livestream là chị mệt nha” của Trang Trần, cựu diễn viên Hồng Nhung bất ngờ tiết lộ quá khứ chửi và đánh cô giáo của cựu mẫu này, đồng thời tỏ ra hối tiếc khi đã đứng ra "cứu kẻ vong ân bội nghĩa thoát khỏi án đuổi học".

“Những người ủng hộ Trang Trần thì khâu văn hóa như thế nào? Sinh viên của tôi và cũng một phần là sinh viên của anh Anh Tú đều là những người văn minh. Tôi luôn nhắc học sinh của mình dù yêu ghét hay phản ứng đều phải văn minh và có văn hóa. Đặc biệt khi chưa tỏ tường thì không nên nói chuyện gì cả”, bà xã Xuân Bắc nói thẳng.

Khóc nức nở, vợ Xuân Bắc khẳng định: Tôi không muốn chồng lên chức Giám đốc-3

Trang Trần "cảnh cáo" Hồng Nhung không được vu hại cho người thầy của mình.

Đặc biệt, trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây, khi NSND Anh Tú băn khoăn sự việc đã diễn ra cách đây vài tháng nhưng không hiểu sao Hồng Nhung lại chia sẻ vào đúng thời điểm cả anh và Xuân Bắc đang là ứng cử viên cho vị trí Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam. 

Trước ý kiến này, vợ ngôi sao Gặp nhau cuối năm khẳng định: “Tôi không quan tâm việc chia sẻ ở thời điểm nào. Tôi đang quan tâm đến vấn đề đấu tranh cho sinh viên. Tôi chưa bao giờ muốn chồng tôi làm giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam. Khi anh làm Phó giám đốc, thời gian anh có mặt ở nhà rất hiếm rồi. Chồng tôi có phải nhờ làm giám đốc mới được biết đến đâu? Tôi quá mệt mỏi và áp lực với sự nổi tiếng của chồng".

Trong cuộc trò chuyện với 2Sao, Hồng Nhung cũng chia sẻ chị là người tính cách bộc trực, có gì nói đó. “Nếu là người bon chen, tôi không phải làm giảng viên ở giờ phút này”, bà xã Xuân Bắc khẳng định.


Clip: Vợ danh hài Xuân Bắc chia sẻ nắm trong tay chứng cứ chứng minh bị NSND Anh Tú chèn ép.

(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khóc nức nở, vợ Xuân Bắc khẳng định: 'Tôi không muốn chồng lên chức Giám đốc'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO