Văn hóa – Di sản

Khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”

Phan Anh 21:47 24/08/2024

Ngày 24/8, tại TP Hồ Chí Minh, Thành ủy - HĐND - UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã khai mạc triển lãm "Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài".

244106b08c-83d9-4816-beab-6fdc7277969d-1-.jpeg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”

Triển lãm nằm trong chuỗi chương trình "Những ngày Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh" diễn ra từ ngày 23 đến 25-8, nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2024).

Đến dự lễ khai mạc triển lãm, về phía TP Hà Nội có Thành ủy viên, Giám đốc Sở VH&TT Đỗ Đình Hồng; Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương; Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định.

Về phía TP Hồ Chí Minh có Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Dương Trí Dũng; lãnh đạo UBND quận 3 và các đoàn thể...

anh-4.jpeg
Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu khai mạc

Phát biểu tại triển lãm, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, triển lãm giới thiệu đến các thầy cô giáo, các em học sinh và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nét đẹp sâu lắng về một Thăng Long - Hà Nội, về một Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng cho tinh thần và trí tuệ Việt, với các hoạt động giáo dục di sản và những trải nghiệm thú vị.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Cách đây gần 1.000 năm, nơi đây là trung tâm đào tạo cao cấp nhất của Việt Nam thời quân chủ. Những người sáng lập, xây dựng, phát triển, gìn giữ ngôi trường này là các vị hoàng đế, phẩm quan, học giả mà điểm chung của họ đều là người đức độ, thông tuệ, có tầm nhìn về giáo dục - phát triển giáo dục để xây dựng đất nước tự chủ, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mỗi người dân.

24d0cfadd5-ef93-484a-9e7f-e2e8ea3ccfa2.jpeg
Triển lãm giới thiệu tới công chúng và học sinh TP Hồ Chí Minh những giá trị văn hóa độc đáo của Thủ đô, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và tinh thần học tập suốt đời của dân tộc Việt Nam

Trải qua những thăng - trầm của lịch sử, ngôi đền trí thức Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay được người dân Việt Nam gìn giữ với tinh thần thành kính. "Mục đích cao nhất là giữ lại một di sản quý giá, tiếp tục là nguồn mạch chảy, cảm hứng mạnh mẽ, nuôi dưỡng cho lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam về việc học tập suốt đời và tinh thần phụng sự xã hội, để mạch nguồn văn hóa Việt Nam chảy mãi, hòa chung vào dòng chảy của nhân loại", Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP Hà Nội nhấn mạnh.

z5762160611726-7d0a6248ee616df0174c2ad1978e209a.jpg
Học sinh được tham quan và trải nghiệm thư pháp tại chương trình

Thông qua Triển lãm, Ban Tổ chức muốn giới thiệu đến các thầy, cô giáo, các em học sinh và nhân dân TP Hồ Chí Minh nét đẹp sâu lắng về một Thăng Long - Hà Nội, về một Văn Miếu - Quốc Tử Giám - biểu tượng cho tinh thần và trí tuệ Việt, với các hoạt động giáo dục di sản và những trải nghiệm thú vị dưới nhiều hình thức (tranh ảnh, trải nghiệm 3D mapping,...).

Triển lãm "Văn Miếu Quốc Tử Giám - ươm mầm khát vọng hiền tài" tổ chức từ ngày 24-8 đến ngày 31-10 tại trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (quận 3, TP.HCM)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO