Văn hóa – Di sản

Giới thiệu di sản tiêu biểu của Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đình Thế 22/08/2024 14:15

Trong khuôn khổ chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

img_3073.jpg
Du khách chiêm ngưỡng những di vật khảo cổ được trưng bày của Hoàng Thành Thăng Long

Trưng bày nhằm giới thiệu tới đông đảo nhân dân, du khách tham quan tại Thành phố Hồ Chí Minh những giá trị văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 2 di tích quan trọng bậc nhất, đại diện tiêu biểu trong dòng chảy lịch sử nghìn năm của Thăng Long- Hà Nội.

Trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” giới thiệu 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, gồm chủ đề:

Chủ đề 1: "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản của nhân loại" giới thiệu dấu mốc quan trọng trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của khu di sản và những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đáp ứng 3 tiêu chí giá trị nổi bật toàn cầu, thể hiện ở chiều dài lịch sử của một trung tâm quyền lực xuyên suốt hơn một nghìn năm, trong mối giao thoa văn hóa với các nước trên thế giới.

Chủ đề 2: "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản nghìn năm" giới thiệu hệ thống các di tích và di vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long trải qua hơn 1000 năm lịch sử như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu… trong đó làm nổi bật bộ sưu tập hiện vật rồng, phượng.

48-800x500.jpg
Những di sản trưng bày cảu Hoàng Thành Thăng Long.

Chủ đề tập trung giới thiệu về ý nghĩa và giá trị của hình tượng rồng, phượng được thể hiện qua hiện vật khảo cổ học vật liệu kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt hoàng cung qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đặc biệt, trưng bày giới thiệu về các hiện vật/nhóm hiện vật có thể hiện hình tượng rồng đã được Chính phủ Việt Nam công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Đây là những dấu tích vật chất minh chứng cho lịch sử hào hùng của Thăng Long- Hà Nội và là những giá trị cốt lõi làm nên bề dày lịch sử của khu di sản nghìn năm tuổi.

Chủ đề 3: "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau", trân trọng quá khứ và hướng tới tương lai, định hướng phát triển của Hoàng thành Thăng Long là sự kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu gìn giữ những giá trị nghìn năm tuổi và chuyển giao di sản cho các thế hệ tương lai theo đúng tinh thần của Công ước Di sản thế giới. Chủ đề tập trung giới thiệu tới du khách những kết quả nghiên cứu mới tại khu di sản. Đặc biệt, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu, Trung tâm đã từng bước tiến hành phục dựng không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê và Lễ Chính đán thời Lê, góp phần từng bước khôi phục không gian, diện mạo của Hoàng thành Thăng Long xưa.

Trưng bày cũng diễn giải làm nổi bật hơn một số hiện vật tiêu biểu thông qua ứng dụng công nghệ 3D, QR Code, đem đến cho du khách những hiểu biết đầy đủ hơn về di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Trưng bày “Văn Miếu-Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” giới thiệu quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hành trình học tập của một Nho sinh theo chế độ giáo dục khoa cử xưa từ khi chập chững học những con chữ đầu tiên đến khi đỗ đạt thành tài, đem tài năng phụng sự đất nước.

vanmieu2.jpg
Văn Miếu - Quốc Tử Giám với nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ mang đến nhiều trải nghiệm mới cho du khách Thành phố Hồ Chí Minh.

Được chọn lọc từ hàng nghìn tư liệu khoa học và tranh ảnh, nội dung trưng bày mang tính điển hình và được thể hiện bằng hình thức phong phú, có giá trị thẩm mỹ cao. Đặc biệt, trưng bày đem tới những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn cho công chúng tham quan khi kết hợp giữa hình thức trưng bày truyền thống đan xen hài hòa với các giải pháp công nghệ hiện đại như trình chiếu 3D mappping, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo AI...

Thông qua trưng bày, truyền thống hiếu học, tinh thần tôn sư trọng đạo và tư tưởng trọng dụng hiền tài của dân tộc cũng như các danh nhân văn hóa đã cống hiến tâm sức phụng sự đất nước một lần nữa được tôn vinh và ghi dấu ấn trong lòng công chúng, góp phần truyền cảm hứng, nhiệt huyết sáng tạo dựng xây cho thế hệ trẻ ngày nay.

Trưng bày cũng là dịp quảng bá và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội nói chung và di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng đến với đông đảo công chúng trên cả nước.

Các hoạt động trưng bày mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 23/8 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, số 65 Lý Tự Trọng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dịp này, tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng trưng bày Phiên bản Trống đồng Cổ Loa, là món quà tặng ý nghĩa của Thành phố Hà Nội tặng Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô ((10/10/1954 - 10/10/2024)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
  • Đầu tháng 4 sẽ diễn ra lễ hội Then Kin Pang 2025
    Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Đừng bỏ lỡ
Giới thiệu di sản tiêu biểu của Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO