Văn hóa – Di sản

Ấn tượng trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” tại TP. Hồ Chí Minh

Việt Thương 12:00 24/08/2024

Đến với khu trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam”, du khách sẽ được tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cũng như khám phá câu chuyện của một Nho sinh từ lúc mới chập chững học chữ cho đến lúc đỗ đạt thành tài và dùng tài năng để phụng sự cho nước nhà.

hoang-thanh-thang-long-ha-noi3-1724427427-1-.jpg
Các vị đại biểu tham quan khu trưng bày chuyên đề.

Trong khuôn khổ chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 – 10-10-2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” tại Bảo tàng TPHCM (65 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1).

Đến với khu trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam”, du khách sẽ được tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cũng như khám phá câu chuyện của một Nho sinh từ lúc mới chập chững học chữ cho đến lúc đỗ đạt thành tài và dùng tài năng để phụng sự cho nước nhà.

a49.jpg
Ông đồ Văn Miếu Hà Nội biểu diễn thư pháp tại sự kiện.

Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” được chọn lọc từ hàng nghìn tư liệu khoa học và tranh ảnh, nội dung trưng bày mang tính điển hình và được thể hiện bằng hình thức phong phú, có giá trị thẩm mỹ cao.

Thông qua trưng bày, truyền thống hiếu học, tinh thần tôn sư trọng đạo và tư tưởng trọng dụng hiến tài của dân tộc cũng như các danh nhân văn hóa đã cống hiến tâm sức phụng sự đất nước một lần nữa được tôn vinh và ghi dấu ấn trong lòng công chúng, góp phần truyến cảm hứng, nhiệt huyết sáng tạo dựng xây cho thế hệ trẻ ngày nay.

olityull.png
Các em học sinh tham quan, tìm hiểu về hiện vật trưng bày.

Trưng bày cũng là dịp quảng bá và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội nói chung và di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nói riêng đến với đông đảo công chúng trên cả nước.

Ngoài ra, không chỉ trưng bày tư liệu, hiện vật theo hình thức truyền thống mà triển lãm còn ứng dụng các công nghệ số để làm mới trải nghiệm cũng như giúp khách tham quan hiểu hơn về di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, như: Hỏi đáp với cụ rùa AI, trình chiếu 3D mapping, viết thư pháp qua kính thực tế ảo (VR)…

z5759143934609_90c56ca997814d1e5f54182ed67b6a7b(1).jpg
Hà Nội trao tặng TP Hồ Chí Minh phiên bản trống đồng Cổ Loa - bảo vật quốc gia

Song song đó, tại Bảo tàng TP.HCM còn trưng bày phiên bản Trống đồng Cổ Loa - Bảo vật Quốc gia do Thủ đô Hà Nội dành tặng TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Hiện vật gốc Trống đồng Cổ Loa đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội thuộc loại quý, hiếm của văn hóa Đông Sơn, có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm và được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 2382 của Thủ tướng Chính phủ ngày 25-12-2015.

Phiên bản số 2, Bảo vật Quốc gia Trống đồng Cổ Loa được trưng bày trong không gian chung của triển lãm giới thiệu “Thăng Long- Hà Nội nghìn năm văn hiến” tại Bảo tàng TPHCM góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử quý giá của dân tộc.

Trưng bày kéo dài đến hết 31-10-2024 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh./.

Bài liên quan
  • Trưng bày di sản văn hóa của Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh
    Sáng nay, 23/8, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Di sản cho mai sau” và “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tinh hoa đạo học Việt Nam” tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ấn tượng trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” tại TP. Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO