Văn hóa – Di sản

Đền thờ Trương Định đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia

Nguyễn Lâm 16:13 19/08/2024

Đền thờ Trương Định ở xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, là nhà ba gian. Gian thờ đặt tượng bán thân của ông, hai gian bên thờ mẹ, vợ, con trai, cùng các nghĩa binh tham gia cuộc khởi nghĩa; tiếp đến là nhà trưng các tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan cuộc đời và sự nghiệp của ông.

95k3qc4v.png
Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền thờ Trương Định cho thành phố Quảng Ngãi và Ban Quản lý Đền thờ Trương Định. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

Ngày 18/8, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 160 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864 - 20/8/2024) và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền thờ Trương Định.

Anh hùng Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi). Khoảng năm 1844, ông theo cha vào Gia Định (Tiền Giang) lập nghiệp, khai hoang, lập đồn điền.

Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định xuất tiền chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận ở huyện Gò Công (Tiền Giang). Sau đó, ông được phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ.

Tháng 2/1859, khi quân Pháp tấn công thành Gia Định, Trương Định đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, làm nức lòng quân dân. Trương Định đã trở thành thủ lĩnh kháng Pháp đầu tiên trong giai đoạn đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta nửa sau thế kỷ XIX.

Khi thực dân Pháp mở rộng xâm lược miền Nam, Trương Định mộ quân, lập căn cứ quân sự tại vùng đất Gò Công dựng cờ khởi nghĩa và giành được nhiều trận thắng quan trọng, khiến quân thù khiếp sợ. Ông được suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”. Trong trận chiến ngày 20-8-1864, Trương Định bị thương nặng và ông đã tuẫn tiết để không rơi vào tay giặc, bảo toàn khí tiết người anh hùng.

"Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định hy sinh nhưng tên tuổi và sự nghiệp chống giặc, giữ nước của ông mãi mãi gắn chặt với mảnh đất Gò Công, là niềm tự hào của quê hương Tiền Giang, Quảng Ngãi và cả nước.

Để tưởng nhớ nhân cách, tài năng và công lao to lớn của Trương Định, nhân dân đã lập nhiều đền thờ, miếu thờ mang tên ông.

Tại Quảng Ngãi, Đền thờ Trương Định được xây dựng năm 2007, nằm dưới chân núi Đầu Voi, mặt quay về hướng Bắc với diện tích tổng thể là 26.668m2.

Đền thờ Trương Định ở xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, là nhà ba gian. Gian thờ đặt tượng bán thân của ông, hai gian bên thờ mẹ, vợ, con trai, cùng các nghĩa binh tham gia cuộc khởi nghĩa; tiếp đến là nhà trưng các tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Năm 2014, Đền thờ Trương Định được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đến năm 2023, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Đền thờ Trương Định đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO