Văn hóa – Di sản

Nghề gốm ở Sa Huỳnh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Duy Minh 19:32 14/08/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức công nhận Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi, vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

gom-1.jpg
Những người thợ làm gốm tại xóm 26, thôn Vĩnh An, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực hồi sinh gốm cổ Sa Huỳnh (Ảnh Nguyễn Trang)

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh và gốm chính là linh hồn của nền văn hóa ấy. Gốm cổ Sa Huỳnh có niên đại cách đây 2.000 - 3.000 năm. Đối với cư dân Sa Huỳnh, đồ gốm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và sinh hoạt tâm linh. Trải qua hàng ngàn năm, nghề gốm cổ Sa Huỳnh dần có nguy cơ bị mai một.

Hiện số hộ dân vẫn giữ nghề làm gốm truyền thống còn ít, tập trung ở thôn Trung Sơn và Vĩnh An, thuộc xã Phổ Khánh. Nơi đây, nằm ngay bên cạnh đầm An Khê, cũng chính là cái nôi khai sinh ra nền văn hóa đặc sắc - văn hóa Sa Huỳnh.

Khác với các loại gốm láng men mịn, với hoa văn màu sắc sặc sỡ bắt mắt, gốm Sa Huỳnh hoàn toàn là gốm mộc, làm thủ công và được nung từ 14 đến 24 tiếng. Sự hồi sinh của gốm cổ Sa Huỳnh được đánh dấu bằng việc thành lập Hợp tác xã Gốm tiền sử Sa Huỳnh vào cuối tháng 11/2023.

Hợp tác xã ra đời là kết quả của dự án “Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với di chỉ Văn hoá Sa Huỳnh và đầm An Khê” do Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Mục đích là đồng hành, hỗ trợ những người thợ làm gốm còn lại ở Sa Huỳnh phục dựng, mô phỏng từ kỹ thuật, hoa văn nhằm hồi sinh dòng gốm này.

Việc công nhận nghề làm gốm Sa Huỳnh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị văn hóa lâu đời mà còn là động lực thúc đẩy bảo tồn và phát huy nghề gốm truyền thống.

Đây cũng là cơ hội để quảng bá, giới thiệu văn hóa Sa Huỳnh đến du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch và kinh tế địa phương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
  • Đầu tháng 4 sẽ diễn ra lễ hội Then Kin Pang 2025
    Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Đừng bỏ lỡ
Nghề gốm ở Sa Huỳnh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO