Hương chanh

Truyện ngắn của Nhà văn Nguyễn Một| 03/10/2020 17:13

Những ngọn gió mát rượi thổi từ cánh đồng mang theo mùi rơm rạ, phả từng đợt vào mái tóc dài của Hương. Hương phổng mũi hít thật sâu vào ngực, mùi hương dân dã mà cô bé thèm khát ngay từ hồi còn nhỏ. Hương xòe bàn tay, nhìn con bướm ép bằng cánh phượng. Con bướm từ mùa hè năm nảo năm nào còn sót lại trong đáy rương cũ của ngoại. Hôm về nghỉ hè, ngoại mang cái rương ra để Hương xếp quần áo vào.  Trong lúc dọn dẹp, Hương tìm thấy nó và giữ lại. Hương tung nó lên cao.

Hương chanh
Những ngọn gió mát rượi thổi từ cánh đồng mang theo mùi rơm rạ, phả từng đợt vào mái tóc dài của Hương. Hương phổng mũi hít thật sâu vào ngực, mùi hương dân dã mà cô bé thèm khát ngay từ hồi còn nhỏ. Hương xòe bàn tay, nhìn con bướm ép bằng cánh phượng. Con bướm từ mùa hè năm nảo năm nào còn sót lại trong đáy rương cũ của ngoại. Hôm về nghỉ hè, ngoại mang cái rương ra để Hương xếp quần áo vào.  Trong lúc dọn dẹp, Hương tìm thấy nó và giữ lại. Hương tung nó lên cao. 
Bay đi, bay đi bướm ơi! Biết đâu có phép lạ làm con bướm bay đi thì sao? Nhưng con bướm chỉ chao đảo vài vòng theo ngọn gió rồi rớt xuống kênh. Nó từ từ trôi theo dòng nước. Hương chạy theo trên bờ kênh xem nó có tấp vào đâu không?
- Tội nghiệp, khéo nó chết đuối mất!
Mải chạy theo con bướm, Hương vô tình đá phải một lon sữa bò. Những con mối cánh văng ra bò lúc nhúc.
- Eo ơi!
Một cậu bé trạc tuổi Hương từ đằng sau bụi chui ra. Tay cầm cần câu và cái lồng sắt.
- Nè, làm đổ mồi của người ta mà còn đứng đó hả? Có lượm vô không?!
Hương đứng như trời trồng nhìn mối bò tứ tung. Cô bé lắp bắp xin lỗi.
- Không lỗi phải gì hết, bắt vô đi!
Hương hoảng sợ. Cô bé bậm môi. Hai giọt nước mắt lăn dài trên má. Cậu bé bật cười.
- Mới giỡn tý đã khóc. Đúng là con gái thành phố!
Hương bẽn lẽn quay mặt đi lau nước mắt. Cậu bé cười hềnh hệch để lộ cả hàm răng sún. 
- Sợ hả? Thịt rắn mối ăn ngon lắm đó. 
Hương rụt cổ. Cậu bé tiếp tục gợi chuyện: 
- Nè, tao biết mày là cháu bà Bảy, học ở thành phố về đây nghỉ hè!
Thấy cậu bé có vẻ thân tình, Hương lấy lại bình tĩnh, tròn mắt hỏi: 
- Ừa, sao anh biết?
- Tao ở gần nhà đó!
- À, anh là cháu bà Tư.
Hương nhớ hôm ngoại kể, bây giờ bà Tư không còn ở một mình nữa. Bà đã tìm được đứa cháu nội lưu lạc ở An Nhơn. Ba mẹ nó mất từ lâu, nó ở ngoài ấy với mấy người bà con. 
- Mày tên Hương phải không?
- Dạ phải!
- Tao nghe bà Bảy nói.
Hương ngập ngừng:
- Còn anh tên gì?
- Không biết.
Hương che miệng cười: 
- Cười gì?
- Ai cũng phải có tên chứ!
- Tên Đen.
Thằng Đen xưng tên của mình với vẻ gắt gỏng. Nó xách cả lồng rắn mối và cái cần câu dấn bước:
- Thôi về, tối rồi!
Hương cũng đứng dậy theo nó. Quan sát từ phía sau, Hương thấy cái tên thật hợp với người nó. Nó ở trần để lộ cái lưng đen nhẻm rắn chắc. Cô bé mỉm cười lẩm bẩm: “Anh chàng này ngộ thiệt!”. 
Tới đầu ngõ, Đen ngoái cổ lại, bảo Hương: 
- Mai qua chơi!
Hương gật đầu rồi về nhà ngoại.
Sáng hôm sau, Hương phải đi theo dì Sáu thăm mộ ông ngoại. Đến trưa về, bà ngoại đã dùng cơm sẵn. Ngoài những thức ăn thông thường có thêm đĩa thịt băm nướng thơm lừng mùi lá chanh. Hương ngả vào lòng ngoại nũng nịu: 
- Ngoại, con đói bụng quá!
- Cháu của ngoại hư quá! Rửa mặt đi rồi ăn cơm. 
Hương nhảy chân sáo ra lu nước sau nhà, xối vội mấy gáo, rồi ngồi vào bàn ăn một cách ngon lành, đặc biệt là đĩa thịt nướng.
- Ngoại ơi! Thịt gà gì mà ngon quá?
- Thịt rắn mối của thằng Đen cho con. 
Hương rụt cổ:
- Ủa? Thịt rắn mối hả? Sao ngoại không nói?
Ngoại cười: - Nhưng mà có ngon không?
Hương cúi đầu mỉm cười:
- Dạ ngon!
- Lát con đem qua cho bà Tư ký đường và cảm ơn thằng Đen nghe con!
Lúc Hương qua nhà bà Tư, thằng Đen đang đứng dưới gốc chanh bứt bứt lá vò nát trên tay. Nó nhìn Hương cười cười:
- Nè, ăn thịt rắn mối có ngon không?
- Ngon! Anh làm gì vậy?
- Ngửi mùi lá chanh thơm lắm! Nè, thử coi! - Nó đưa bàn tay lên mũi Hương.
- Ừ, thơm quá!
Thằng Đen giải thích:
- Lá chanh dùng để nướng thịt rắn mối và nấu nước gội đầu thơm lắm!
- Ủa, nấu nước gội đầu hả?
- Ừa, con gái ở đây gội đầu bằng lá chanh không đó. Cho nên tóc tụi nó mượt lắm.
Hương nhìn mái tóc rễ tre của thằng Đen, cười khúc khích: 
- Sao anh không gội đầu cho mượt?
Thằng Đen trợn mắt: 
- Tao là con trai mà! Mà… hôm nay mày đi rừng không? Tao câu rắn mối, mày hái sim rừng!...
Đến chuyện hái sim thì Hương nhảy cẫng lên:
- Ừ, thì đi! Chờ em về xin phép ngoại đã nghen!
Những ngày hè sau đó, Hương và thằng Đen khắng khít như hình với bóng. Thằng Đen dẫn Hương đi khắp những cánh rừng sim. Nó còn dạy cho Hương biết bơi sông nữa. Hương thích gội đầu bằng nước lá chanh và ăn thịt rắn mối nướng. Thằng Đen cũng khác trước, nó không gọi Hương bằng mày nữa, nó gọi tên và thường mặc áo khi đi chơi với Hương. 
Ngày Hương trở về thành phố, nó đãi Hương một chầu rắn mối nướng và tặng Hương một gói lá chanh thật lớn. Nó tiễn Hương ra tận nhà ga. Hương hứa với thằng Đen, mùa hè sang năm nó lại về đây chơi với thằng Đen. Khi đoàn tàu chuyển bánh, thằng Đen chạy lúp xúp trên đường tàu để vẫy tay cho đến lúc khuất bóng. Hương đã bưng mặt khóc nức nở. 
Năm nay, bà nội thằng Đen cho nó đi học lại lớp Sáu. Nó đã bỏ học ba năm cho đến khi vào lớp, nó lớn nhất. Tuy có nhiều bạn mới nhưng nó không quên được Hương. Từ ngày đầu nghỉ hè, thằng Đen đã lặn lội khắp mấy đồi sim để câu rắn mối. Nó định bụng để dành chờ Hương về quê sẽ nướng lá chanh đãi Hương. Bây giờ, rừng bị đốt nhiều. Người ta chặt cả sim để đốt lò gạch nên rắn mối cũng ít đi. Đen vác cần câu đi ba  ngày chỉ bắt được có mười con. Đám bạn nó xúi nó nướng ăn nhưng nó kiên quyết từ chối. Chiều nào nó cũng ra ga, thơ thẩn nhìn con tàu từ thành phố về, nhưng không thấy Hương đâu. Một hôm từ nhà ga về, bà ngoại của Hương đang ngồi nói chuyện với bà nội của nó, thấy nó liền vẫy tay:
- Nè Đen, con có thư của con Hương!
Thằng Đen cố giấu niềm vui, nó đưa hai tay đón lấy lá thư, cảm ơn bà Bảy rồi ra đằng sau. Những nét chữ nghiêng nghiêng tròn trĩnh gợi cho nó nhớ tới đôi má bầu bĩnh và cặp mắt tròn xoe của cô bạn nhỏ. 
“Anh Đen thân mến!
Em đã khóc thật nhiều trong cái ngày ra phi trường đi Mỹ cùng ba mẹ. Em phải đi theo cùng gia đình, dù lòng không muốn tý nào. Ở xứ người, em nhớ quê mình chi lạ. Nhớ những ngày hè, nhớ ngoại, nhớ anh và nhất là nhớ mùi thịt rắn mối nướng lá chanh. Những ngày em ngồi bó gối trong nhà giữa xứ người xa lạ, em lại lấy gói lá chanh khô ra hít để mong tìm lại chút mùi hương quê mẹ. 
Anh Đen! Em biết anh đang chờ em. Xin anh hãy tha lỗi cho em. Rồi em cũng sẽ trở về  nhưng chưa biết bao giờ. Chỉ sợ lúc đó anh không còn câu rắn mối cho em ăn nữa thôi.
Chúc bà Tư và anh luôn được mạnh khỏe, hẹn thư sau em viết dài hơn. 
Em,
Hoàng Dạ Hương”.
Cầm chắc lá thư trong tay, thằng Đen lững thững đi vào như một kẻ mộng du. Nó mang cái lồng rắn mối ra sau vườn, mở cửa cho những con rắn mối bò ra ngoài rồi lẩm bẩm: 
- Đi đi, về với rừng núi của chúng mày đi!...
Nó ra gốc chanh bứt nắm lá chanh vò nát rồi úp lên mặt mình. Hương chanh xộc vào mũi. Nó nghe mắt mình cay cay. Hình như nó khóc. Những giọt nước mắt hiếm hoi vỡ ra dưới bàn tay nó. Hương chanh quyện với mùi rơm rạ  phả đầy không gian… 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Hương chanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO