Văn hóa – Di sản

Hội diều làng Bá Dương Nội là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Việt Thương 10:10 29/02/2024

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ban hành Quyết định số 372/QĐ-BVHTTDL công bố 26 danh mục đi sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đã được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

z4302672453832ea2358510d18a183c04f27387979251c-16826724713311647901684.jpg

Thú chơi diều và lễ hội thả diều của địa phương có từ bao giờ không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, sự tích kể lại, cách đây hàng nghìn năm, làng Bá Dương Nội là vùng bãi phù sa rộng lớn của sông Hồng.

Tương truyền, cách đây hàng nghìn năm, làng Bá Dương Nội là vùng bãi phù sa rộng lớn của sông Hồng, trẻ em và người lớn nơi đây thường làm diều và mang diều ra bãi thả. Đến nay, nhân dân làng Bá Dương Nội vẫn hằng ngày bảo tồn, phát huy thú chơi diều. Ở Bá Dương Nội, gần như ai cũng biết làm diều.

Để có thêm âm thanh, lũ trẻ dùng mảnh gỗ khoét miệng gắn vào hai bên ống tre làm sáo, buộc vào thân diều...

Tre làm diều thường là những cây tre già, tre gai có độ cứng, dẻo, bền, được phơi khô, vót nhẵn. Cánh diều được người Bá Dương Nội ưa chuộng thường là diều cánh muỗm, cánh chanh, cánh mộc…

Để giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hóa mà ông cha ta đã để lại, ngày nay làng Bá Dương Nội vẫn luôn ra sức bảo tồn duy trì và phát huy ngày càng thêm phong phú. Lễ hội truyền thống thi thả Diều làng Bá Dương Nội được tổ chức trong 3 ngày kể từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm gắn liền với truyền thuyết về ngôi miếu thờ thần Châu Thổ được xây dựng trước thế kỷ thứ X.

Diều tham gia hội thi phải có sải cánh tối thiểu 2,2m, không hạn chế tối đa. Diều mang từ 3 sáo trở lên nhưng sáo bé nhất phải có đường kính từ 3cm trở lên. Sáo càng to và diều mang nhiều sáo hơn thì được điểm cộng. Cuối cùng là độ đứng của diều, khi diều lên phải đứng yên.

Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đã được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia./.

Bài liên quan
  • Đánh thức tinh hoa làng nghề Hà Nội
    Thủ đô Hà Nội là “đất trăm nghề”, gắn liền với các làng nghề ngoại thành đến các phố nghề nội đô như Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Thiếc, Hàng Gai, Hàng Đào... Sở hữu hơn 1.300 làng nghề (chiếm 30% làng nghề cả nước), Hà Nội có một nguồn lực lớn trong tiến trình phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hội diều làng Bá Dương Nội là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO