Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn: Chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên

Theo giaoducthoidai.vn| 06/08/2019 12:38

Là một đôi uyên ương được hâm mộ trong giới showbiz, mới đây vợ chồng Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn quyết định rời TPHCM để định cư Đà Lạt. Cuộc sống mới của họ thật ung dung và nhẹ nhàng. Không chen lấn, không thị phi, họ chọn sự tĩnh tại để cùng nhau vun đắp hạnh phúc gia đình.

Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn: Chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên
Vợ chồng nghệ sĩ Trương Lê Sơn - Hoàng Lê Vy

Hoàng Lê Vy từ nhỏ đã nổi tiếng trong phong trào ca hát học sinh. Sau khi tốt nghiệp trung học tại quê nhà ở miền Trung, chị vào khoa Thanh nhạc của Nhạc viện TPHCM để theo đuổi đam mê ca hát.

Vừa rèn luyện nghề, vừa kiếm thu nhập, chị đi hát ở phòng trà hàng đêm và gặp được… chàng nhạc sĩ Trương Lê Sơn đang chơi cho một ban nhạc. Giữa họ không có mấy điểm tương đồng, nàng nhỏ nhắn xinh xắn còn chàng cao to bụi bặm. Vậy mà, họ lại thành duyên phận.

Nhạc sĩ Trương Lê Sơn có bố mẹ đều là nghệ sĩ nhiếp ảnh. Thế nhưng, anh đam mê âm nhạc. Hình ảnh Trương Lê Sơn chễm chệ trên một chiếc xe mô tô không xa lạ với nhiều đồng nghiệp. Không ai ngờ bên trong sự vạm vỡ và thô ráp kia là một tâm hồn lãng đãng và mơ mộng.

Ban đầu chỉ đánh đàn, nhưng mối tình đầu tan vỡ khiến Trương Lê Sơn tìm đến ca khúc để an ủi mình. Bài hát “Giấc mơ dĩ vãng” ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của nhạc sĩ Trương Lê Sơn.

Khi nghe Hoàng Lê Vy hát “Giấc mơ dĩ vãng”, Trương Lê Sơn say đắm cả tiếng hát lẫn người hát. Mỗi đêm, đứng trong ban nhạc, Trương Lê Sơn chỉ mong đến tiết mục của Hoàng Lê Vy để được đệm đàn cho nàng hát và được ngắm nàng.

Sau mỗi buổi diễn, chàng lại nhắn tin chúc nàng ngủ ngon. Sự ân cần và chân thành của Trương Lê Sơn đã khiến Hoàng Lê Vy rung động. Năm 2003, Hoàng Lê Vy nhận lời cầu hôn của Trương Lê Sơn, dù trước đó chị chưa từng nghĩ sẽ lấy chồng khi mới 22 tuổi.

Ngày định ước trăm năm, chàng viết ca khúc “Tình mãi muôn đời” để nàng hát ngay trong đám cưới: “Cùng nhau ta bước đến cõi mơ, cùng nhau ta hát khúc hoan ca về một ngày mai tương sáng. Sẽ mãi luôn có nhau, dẫu tháng năm qua đi…”.

Trở thành vợ chồng, ca sĩ Hoàng Lê Vy đã đưa nhiều ca khúc của nhạc sĩ Trương Lê Sơn đến với công chúng như “Vắng anh mùa đông”, “Chén đắng”, “Tầm gửi”, “Dấu yêu không quay về”… Tuy nhiên, quan hệ nghệ thuật và quan hệ phu thê đôi khi cũng nảy sinh lắm rắc rối.

Ca sĩ Hoàng Lê Vy kể: “Anh Trương Lê Sơn rất xuề xòa trong đời thường, nhưng lại rất kỹ lưỡng trong công việc. Mỗi khi thu âm, vợ hát sai thì quát ngay. Thậm chí, có lúc quát dữ quá làm vợ rơm rớm nước mắt. Sau đó mới tìm cách xin lỗi vợ!”.

Có sự hỗ trợ của chồng, sự nghiệp ca hát của Hoàng Lê Vy phát triển rất tốt. Có lúc tên tuổi Hoàng Lê Vy đã được khán giả xếp ngang với nhiều ngôi sao. Thế nhưng, sau khi sinh con gái đầu lòng, chị mắc chứng trầm cảm. Gần 3 năm, Hoàng Lê Vy không cầm micro.

Nhạc sĩ Trương Lê Sơn đã cùng vợ vượt qua giai đoạn gian khó này. Anh đưa chị đi trị liệu tâm lý khắp nơi. Một tháng, hai tháng… rồi nửa năm, một năm, ca sĩ Hoàng Lê Vy dần dần lấy lại được cảm giác của người hát.

Khi ca sĩ Hoàng Lê Vy tiếp tục đứng trước công chúng thì cô con gái thứ hai của họ cũng chào đời. Căn nhà lại có thêm tiếng cười vui vẻ, nỗi bận rộn ấm áp.

Những album nhạc liên danh vợ chồng Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn lại ra mắt khán giả như minh chứng cho sức sáng tạo của họ và cũng chứng minh cho sự gắn bó của họ. Vậy mà, thật bất ngờ khi họ lại thu xếp mọi thứ để lên Đà Lạt sinh sống.

Có ẩn khuất nào chăng, có niềm riêng nào chăng? Vợ chồng Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn lý giải: Thứ nhất, chúng tôi muốn có không gian tốt nhất cho sức khỏe và tinh thần, để tránh những tổn thương không cần thiết. Thứ hai, nghề này bây giờ không còn như trước. Người ta ít đi phòng trà dần để coi show, thay vào đó là cầm điện thoại mở tivi coi chương trình thi thố này nọ.

Chúng tôi không thể cứ bám chặt vào nghề ở điều kiện phải chen lấn và toan tính quá nhiều. Chúng tôi quyết định phải thay đổi hình thức kinh tế, thay đổi tư duy sống. Và ở Đà Lạt thích hợp cho sự cần thay đổi này với gia đình chúng tôi.

Ở Đà Lạt, nhạc sĩ Trương Lê Sơn đi làm giám đốc truyền thông cho một tập đoàn địa ốc, còn ca sĩ Hoàng Lê Vy chăm lo cho hai cô con gái.

Nơi họ ở nằm lưng chừng dốc trên con phố nhỏ. Họ thảnh thơi bên nhau mỗi ngày với đủ loại hoa quanh nhà. Hoàng Lê Vy rạng rỡ với môi trường mới: “Chúng tôi cũng không hẳn là ẩn cư, Đà Lạt hiện tại rất tấp nập, bạn bè từ khắp nơi đến thăm mỗi tuần. Chỉ là được sống chậm và tận hưởng thật sự cuộc sống như mình mong muốn.

Đó là một cái duyên rất lớn với vùng đất này, không phải ai cũng dễ dàng bỏ phố lên rừng. Cả hai vợ chồng thích hướng nội, hướng về gia đình mình”.

Những cặp đôi nghệ sĩ rất hiếm khi bên nhau được suốt đời. Vợ chồng ca sĩ Hoàng Lê Vy và nhạc sĩ Trương Lê Sơn đang cố gắng trao cho nhau những điều tin cậy nhất.

Họ mơ ước khung cảnh thiên đường chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên. Những sáng tác mới của Trương Lê Sơn vẫn vang lên cạnh gian bếp ngăn nắp của Hoàng Lê Vy.

“Cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng và luôn có những khoảng lặng, những gam màu xám. May mắn thay chúng tôi gặp nhau suốt 16 năm qua, không hề xung đột và không giận dỗi nhau qua một đêm, đa phần chỉ tranh luận về âm nhạc.

Anh Trương Lê Sơn là người trầm tính, không trách cứ lỗi nhỏ. Tôi thích không khí ôn hòa trong gia đình nên luôn mềm mỏng. Gắn bó với nhau bao nhiêu thăng trầm trong tình cảm và nghề nghiệp, hai vợ chồng đều nhận ra gia đình quan trọng nhất.

Trách nhiệm đã đành - tình yêu càng không thể thiếu hay nhạt, nên hai vợ chồng luôn giữ lửa cho nhau. Vừa là bạn vừa là tình nhân, cố gắng ngọt ngào lãng mạn hết mức, để đời sống không tẻ nhạt”.
(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn: Chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO