Hoa ngâu hằn sâu ký ức

NSHN| 07/10/2021 14:23

Hà Nội những ngày chuyển mùa, lòng người nhớ một loài hoa bình dị, nở từng chùm, nhỏ li ti như những hạt vàng. Hoa chín cho hương thơm dịu nhẹ, mát lành.

Hoa ngâu hằn sâu ký ức
Ảnh minh họa.

Tháng Bảy âm lịch người ta gọi là “tháng Ngâu” phải chăng vì đó là mùa hoa ngâu nở? Từ tháng này trở đi, hoa ngâu nở kín từng chùm. Hoa ngâu chẳng có cánh mà cứ tròn như hạt, như nụ vậy. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ. Sau này, khi ngắm kỹ loài hoa, tôi mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của người phụ nữ trong câu ca dao xưa:

...“Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”...

Người quê cho rằng, chẳng có làn hương gì cao quý như ngâu, đem tới sự giải thoát, nhàn hạ và lòng thiện. Bởi thế mà các xóm làng đều trồng ngâu ven đường; đền, chùa trồng ngâu trong khuôn viên, nhà dân trồng ngâu trong sân vườn. Vào ngày rằm, mồng một, mùa Vu Lan… người dân lại hái hoa đặt lên đĩa, đong bát nước trong từ giếng sâu, bày biện ban thờ thắp nén tâm hương tưởng nhớ ông bà, cha mẹ.

Hoa ngâu hằn sâu ký ức
Ảnh minh họa.

Ngày tôi còn bé, vào những ngày tuần, bà ngoại thường hay mua hoa gói về thắp hương. Tôi nhớ mãi dáng bà chầm chậm, khoan thai mở gói hoa, một mùi hương dìu dịu tỏa ra... Nào là hoa thiên lý xanh ngọc, hoa ngâu lấm tấm vàng, hoa mẫu đơn, hoa mồng gà đỏ rực, hoa móng rồng vàng tươi... điểm thêm vài nhành hoa bưởi hay những bông huệ trắng muốt. Mùa nào hoa nấy. Mỗi loại một bông thôi, mà thơm ngào ngạt tinh khiết vô cùng. Bà bày vào đĩa, kính cẩn dâng lên ban thờ. Cả một không gian tâm linh phảng phất mùi hương của các loài hoa quyện với hương trầm ngan ngát thật an yên. Đĩa hoa của bà cứ được bày như thế, cho đến khi khô, vẫn thoảng mùi hương...

Thi thoảng mua được ít hoa ngâu, mẹ lại cho vài bông vào ấm trà mạn, mùi thơm rất thanh nhã, mát dịu, đem lại cảm giác thư thái. Hôm nào mua được nhiều, mẹ bảo chị tôi tách cành lấy bông rồi đem ướp chè để dành đến đông vụ. So với hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu dùng ướp trà không thua kém về độ thơm ngon. Trà ngâu cho hương thơm dịu mát, rất tốt cho việc giảm mỡ máu và cao huyết áp. Ngày đông, khi gió bấc vờn vã ngoài cửa sổ, cái lạnh trong phòng tê tái, pha một ấm trà ướp hoa ngâu, rót trà ra chén hạt mít mời bà, mời bố, hương thơm mang cả mùa hè vào căn phòng...

Hoa ngâu hằn sâu ký ức
Ảnh minh họa.

Ngoài công dụng cho việc ướp trà, thì bà bảo hoa ngâu phơi khô cũng là loại thuốc quý rất tốt cho các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Hoa hái vào lúc đã chín vàng, phơi hay sấy khô để dành. Sau này đọc sách y học cổ truyền, tôi được biết hoa ngâu có vị cay ngọt, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Hoa ngâu được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc...

Mấy chục năm trôi qua, bà ngoại đã đi xa, các hàng hoa gói ở chợ xưa cũng không còn nhiều. Hôm nay, bất chợt gặp gánh hàng hoa có một bó ngâu nhỏ, tôi vội mua ngay. Nhìn thấy hoa, bao kỷ niệm thân thương lại quay về…

(0) Bình luận
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Nhớ miền tết xưa
    Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • Thành tựu sau 50 năm đất nước thống nhất đưa Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới
    Đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sáng 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, nhấn mạnh niềm tự hào về những thành tựu của đất nước sau 50 năm non sông Việt Nam nối liền một dải.
  • Hà Nội phê duyệt chủ trương xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu
    Đây là 2 dự án nhóm A, trong đó, dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi, đường dẫn hai đầu cầu sơ bộ tổng mức đầu tư là 11.844 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách thành phố; địa điểm thực hiện dự án là các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên); thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2028.
  • Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công dịp Đại lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
    Trong đó, TP. Hà Nội đã chi hơn 192 tỷ đồng cho tặng quà nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đừng bỏ lỡ
Hoa ngâu hằn sâu ký ức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO