Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh gây sốc khi hoá thân thành Thi Nở trong MV của Đức Phúc

Theo 2sao.vn| 02/10/2019 09:28

Tạo hình Thị Nở của Đỗ Mỹ Linh trong MV mới ra mắt Hết thương cạn nhớ của Đức Phúc khác xa với hình ảnh xinh đẹp thường ngày của nàng Hoa hậu gây được ấn tượng với khán giả.

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh gây sốc khi hoá thân thành Thi Nở trong MV của Đức Phúc

( Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hoá thân vào hình tượng Thị Nở trong MV ca nhạc mới nhất của Đức Phúc)

MV Hết thương cạn nhớ - ca khúc nhạc nhẹ của Đức Phúc được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học Chí Phèo kinh điển của nhà văn Nam Cao. Với dàn diễn viên gây ấn tượng mạnh, Kiều Minh Tuấn trong vai Chí Phèo, Đỗ Mỹ Linh trong vai Thị Nở và Đức Phúc vào vai Lý Cường (con trai Bá Kiến), MV đã thu hút được sự chú ý của khán giả ở nhiều độ tuổi. Sự kết hợp giữa Đức Phúc, Đỗ Mỹ Linh, Kiều Minh Tuấn tạo nên mối tình tay ba đầy mới lạ, bất ngờ giữa Lý Cường, Thị Nở, Chí Phèo.

Trong MV hợp tác cùng Đức Phúc, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hoá thân vào hình tượng nhân vật Thị Nở với cách hoá trang độc đáo. Vốn là hoa hậu, Đỗ Mỹ Linh vào vai Thị Nở nghe có vẻ sai sai. Người đẹp sinh năm 1996 chia sẻ: "Mọi người lúc nào cũng nhìn tôi với hình ảnh dịu dàng, xinh đẹp, chỉn chu nên khi Phúc nói đóng vai Thị Nở, tôi cũng khá bất ngờ. Nhưng khi đã chấp nhận thì tôi không băn khoăn gì hết. Hơn nữa, Phúc nói trong MV sẽ có một phân cảnh xinh đẹp nên tôi đồng ý".

Dù hoá thân của Đỗ Mỹ Linh không hoàn toàn sát với nguyên tác trong truyện nhưng những gì cô thể hiện trong MV ca nhạc cũng được người xem đánh giá khá cao.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh gây sốc khi hoá thân thành Thi Nở trong MV của Đức Phúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO