Hoa chanh níu chút quê mùa

Thu Lan| 15/03/2018 20:49

Khi đông tàn, xuân sang là lúc cả khu vườn bung một màu trắng tinh khôi của các loài hoa bưởi, hoa quất, hoa chanh. Hôm ấy, gió nồm ẩm thổi một làn hương dìu dịu, ngây ngất, nghe trong gió có mùi hương chanh rõ nhất. Chắc tại vườn nhiều chanh, và nơi tôi đứng là những gốc chanh nở hoa trắng xoá.

Hoa chanh níu chút quê mùa

Giêng - Hai, hoa chanh nở ngơ ngác, e ấp đến nao lòng. Những nụ hoa nhỏ bé tim tím từ các kẽ lá âm thầm lớn từng ngày, khi làn mưa mỏng mảnh mang hơi ấm của mùa xuân phủ lên vạn vật, ấy là lúc những nụ hoa cựa quậy bung từng cánh, từng cánh trắng tinh, phô nhụy vàng óng ả tươi màu nắng mới.

Ở quê, hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất một cây chanh, để hái lá xắt nhỏ rắc lên đĩa thịt gà vàng ruộm, để thu hoạch những trái chanh thơm lừng mọng nước, nhưng mấy ai nghĩ đến việc chanh nở hoa để làm đẹp cho nhà. Ấy vậy mà, cứ đến tiết đầu xuân, ai cũng ngong ngóng những nụ hoa xuất hiện. Phải chăng là cái mùi hương thoang thoảng ngan ngát ấy đã trở thành thân thuộc như là không khí của mùa xuân nơi thôn dã mà thiếu nó thì ai cũng đợi cũng chờ; và cũng thiếu những bông hoa nhỏ bé ấy thì lá chanh cũng bớt đi sắc xanh tươi, ảm đạm một màu già cỗi; thiếu hoa sao tụ được quả tròn!

Hoa chanh đẹp vẻ đẹp hương đồng gió nội, đẹp trong vườn nhà: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” (Nguyễn Bính). Đó là vẻ đẹp chân quê, thật thà đến nguyên sơ. Không thể tìm thấy ở loài hoa này vẻ đẹp phảng phất chút kiêu sa của hoa bưởi, hay cái sắc nét của hoa quất trong vườn. Dẫu cùng nơi sinh sống nhưng hoa bưởi được dân thị thành ưa chuộng nên được bày bán ở nhiều con phố đất Hà thành, hoa quất trắng bung tô điểm cho những quả tròn chín mọng là đặc sản cây ngày Tết khắp bốn phương. Chỉ còn hoa chanh ở lại và dâng hiến hết mình cho mảnh vườn thôn dã. Cũng vì thế, vẻ đẹp của hoa chanh được ví với vẻ đẹp của người thiếu nữ nhà quê chưa vướng chất thị thành, ăm ắp quê mùa và gợi niềm thương trong lòng người xa quê.

Hương chanh ngát mà dịu, thoang thoảng mà sâu nồng, len lỏi vào hoài niệm, vào nỗi nhớ:

Mà đêm nay khuya hoa chanh thơm
Ta bên vườn vắng cũng âm thầm
Lắng hồn nghe nhạt từng hương cỏ
Dạ buồn như kẻ nhớ tri âm
(Quang Dũng)

Ta - kẻ nhà quê lên thành phố, bỏ quên hoa chanh nơi vườn nhà. Rồi có một ngày thấy nhớ quê, nhớ người tri âm tri kỷ. Lặng lẽ trở về mảnh vườn xưa, chiết một cành chanh đầy nụ tím, trồng nơi lan can. Từ đó, cái lan can vô hồn trở thành mảnh vườn nhà, ong bướm kéo về, mùa xuân ùa đến. Và thật lạ kỳ, cái hồn quê của hoa vẫn còn nguyên trinh dù sống đất Kẻ Chợ, vẫn ngơ ngác nở, cần mẫn toả hương dịu dàng, khiêm nhường trước vo ve của loài ong bướm. 

Hôm nay có chút nắng nhẹ, ngắm hoa chanh mà thấy lòng bình yên đến lạ. Chất quê mùa mộc mạc của hoa như làm lòng người tĩnh lại, quên đi những toan tính thường ngày. Mới hay, những điều giản dị nguyên sơ mới là những cái con người luôn khát khao lưu giữ: “Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa" (Nguyễn Bính).

Hoa chanh mãi níu lại chất quê mùa cho lòng người phố thị. Hoa chanh mãi là niềm thương nỗi nhớ về một mảnh vườn quê, nơi ông bà cha mẹ vun xới hàng ngày nuôi ta khôn lớn và chờ mong những đứa con trở về bên gốc chanh già vẫn đơm hoa kết nụ khi mỗi độ xuân sang.

Quê mùa tim tím ngu ngơ nụ
Thuần khiết trắng trong nở hé lòng
Hoa của vườn nhà ai trong mộng
Hồn quê vương mãi sợi tơ lòng.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Hoa chanh níu chút quê mùa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO