Hình ảnh tuổi 73 của ‘Tể tướng Lưu gù’ gây sốt cộng đồng mạng Trung Quốc

Tiền Phong| 15/05/2019 07:51

Dân mạng Trung Quốc có dịp bàn tán sôi nổi về hình ảnh hiện tại của “Tể tướng Lưu gù” Lý Bảo Điền.

Mới đây, nhiều trang báo mạng của Trung Quốc đăng tải hình ảnh hiện tại của nam diễn viên gạo cội Lý Bảo Điền – người được yêu mến với vai chính Lưu Dung trong “Tể tướng Lưu gù”.

Ở tuổi 73, ngoại hình của ông Lý Bảo Điền nhuốm màu thời gian, râu tóc bạc phơ. Tuy nhiên, ông trông vẫn khoẻ mạnh, làn da đỏ hồng đầy sức sống, cùng phong cách thời trang trẻ trung: đi giày sneaker, mặc sơ mi và khoác áo bomber.

Hình ảnh mới nhất của sao gạo cội Lý Bảo Điền.
Hình ảnh mới nhất của sao gạo cội Lý Bảo Điền.

Bức ảnh nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng. Nhiều người nhận xét, không thể nhận ra đó là “Tể tướng Lưu gù” năm nào. Số khác khen, nam diễn viên gạo cội họ Lý phong độ, “chất” so với tuổi U80.

Lý Bảo Điền sinh năm 1946 tại Giả Uông, Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tại Việt Nam, ông được yêu mến qua những bộ phim như “Tể tướng Lưu gù” (1995) hay “Thần y Hỷ Lai Lạc” (2001)...

Tể tướng Lưu gù là bộ phim để đời của Lý Bảo Điền.
"Tể tướng Lưu gù" là bộ phim để đời của Lý Bảo Điền.

Ngoài đóng phim, ông còn tham gia bộ môn hý kịch. Ông xuất thân Học viện Hý kịch Trung ương, lớp đạo diễn, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường giảng dạy. Bên cạnh đó, ông là hội viên Hiệp hội các nhà Điện ảnh Nghệ thuật Trung Quốc, hội viên Hiệp hội các nhà Điện ảnh Trung Quốc, đồng thời là hội trưởng danh dự của Hội phê bình lí luận điện ảnh, Hội nghiên cứu danh nhân điện ảnh truyền hình Trung Quốc.

Những năm gần đây, ông hiếm khi xuất hiện trước công chúng, đồng thời từ chối đóng phim hay các sự kiện khác trong làng giải trí.

Hiện, ông Lý Bảo Điền đã về hưu, không còn tham gia các hoạt động showbiz.
Hiện, ông Lý Bảo Điền đã về hưu, không còn tham gia các hoạt động showbiz.
(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hình ảnh tuổi 73 của ‘Tể tướng Lưu gù’ gây sốt cộng đồng mạng Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO