Âm nhạc

''Hát về Tổ quốc tôi'' – Bài ca đi cùng năm tháng

Phương Anh 08:11 17/02/2023

Năm 1979, giữa lúc tiếng súng đang rền vang nơi biên giới phía Bắc, ca khúc “Hát về Tổ quốc tôi” của nhạc sĩ Hữu Xuân vang lên, thôi thúc quân dân cả nước lên đường chiến đấu: “Trập trùng đỉnh cao mây bay biên giới/ Tôi đang đứng đây gìn giữ đất trời bao la/ Tổ quốc đã trao cho từng tấc đất của ông cha”...

hat-ve-to-quoc-toi.jpg
Nhạc sĩ Hữu Xuân và bài hát “Hát về Tổ quốc tôi”.

Bài hát khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước với những chiến công hiển hách chiến thắng giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay qua gia điệu bay bổng, du dương: “Ghi nhớ mãi lời Bác Hồ năm xưa, khi Người thăm Đền Hùng từng dạy đó/ Sóng sông Hồng âm vang như tiếng cha ông giục chúng ta dựng xây/ Việt Nam vinh quang của ta/ Chiến công vẫn ngàn năm còn đó/ Sẽ mãi là bài ca sáng tươi/ Mùa xuân đến rồi với muôn hoa thơm ngát hương đời”.

Bên cạnh đó, bài hát cũng như một lời thề với Tổ quốc của hàng triệu người dân Việt Nam quyết tâm chống ngoại xâm, bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà ông cha xưa đã hy sinh biết bao xương máu để xây dựng nên. Đồng thời khơi dậy lòng tự hào, tiếp thêm sức mạnh cho người lính vững vàng tay súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Nhạc sĩ Hữu Xuân sinh tháng 2/1941, quê Hà Nam. Từ một nhạc công violoncelle tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam năm 1963, ông đã nỗ lực phấn đấu để trở thành một tác giả của nhiều ca khúc hay và các bản hòa tấu nhạc dân tộc nổi tiếng. Công tác tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam thời gian dài tới 26 năm, ông đã qua nhiều cương vị: chỉ đạo nghệ thuật, dàn dựng, hòa âm, phối khí, chỉ huy dàn nhạc và là cán bộ phụ trách dẫn đoàn đi biểu diễn nhiều nơi trong nước từ những ngày gian khổ nhất của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến những năm tháng hòa bình sau đó. Từ năm 1989, ông chuyển về công tác tại Công ty Du lịch Đường Sắt Sài Gòn.

Duyên phận cuộc đời là điều mà nhạc sĩ Hữu Xuân luôn tin tưởng để ông sống thanh thản giữa cõi vô thường. Người nhạc sĩ ấy lướt qua mọi ồn ào, bon chen của dòng đời, để trên mặt nở nụ cười an nhiên.

Nhiều ca khúc được ông phổ thơ nổi tiếng như “Thuyền và biển” (thơ Xuân Quỳnh), “Hoa tím ngày xưa” (thơ Cao Vũ Huy Miên), “Đàn cầm ở Tây Hồ” (thơ Thái Thăng Long), “Tiếng thu” (thơ Lưu Trọng Lư), “Hà Nội ngày chia xa” (thơ Lê Kim Thanh)... Ông còn viết nhạc múa, nhạc phim, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc như: “Mùa xuân đến” (klông-pút và dàn nhạc), “Mùa hái quả” (tơ-rưng và dàn nhạc), “Nhà rông trên buôn mới”, “Vũ hội Hơ Rê”, “Mùa xuân Tây Nguyên”...

Hiện tại, nhạc sĩ Hữu Xuân sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhưng phần thưởng quý giá nhất đối với ông là ca khúc “Hát về Tổ quốc tôi” thể hiện sự quyết tâm chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, hùng cường.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
''Hát về Tổ quốc tôi'' – Bài ca đi cùng năm tháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO