Hàng quán đắt khách nhờ lên "app" gọi món

Theo NLĐ| 12/08/2019 10:10

Hơn 1 năm trở lại đây, các dịch vụ giao đồ ăn thông qua ứng dụng (app) trên điện thoại bùng nổ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người.

 Người dân TP HCM hiện nay đã không còn xa lạ với các quán ăn, tiệm trà sữa tấp nập những người mặc áo xanh, áo đỏ, áo vàng của Now, GrabFood, Go-Food, BEAMIN,... Những quán xá nằm trong hẻm hay tầng cao của chung cư cũng được tài xế giao hàng tìm tới.

Nhiều người kinh doanh đồ ăn hiện nay không còn phải lo đủ thứ về mặt bằng, sắm sửa vật dụng, trang trí quán, kiếm người phục vụ, dọn dẹp… mà chỉ cần tập trung nấu ăn ngon, sạch, lạ để thu hút sự hiếu kỳ của cư dân mạng, vì đây là đối tượng khách hàng chính thường xuyên sử dụng các ứng dụng đặt món.

Hàng quán đắt khách nhờ lên

Người dân TP HCM hiện nay không còn ngạc nhiên với cảnh nhiều tài xế giao thức ăn xếp hàng để chờ tới lượt đặt món và mang đi

Một số cửa hàng ăn uống cho biết khi kết nối với các ứng dụng họ thuận lợi hơn trong việc truyền thông và quảng bá cửa hàng, món ăn, đồ uống, còn khách hàng cũng yên tâm hơn khi đặt hàng qua các ứng dụng này.

Chủ quán cơm 86 (151 Cô Giang, quận 1) cho biết vì quán nhỏ nằm trong hẻm nên trước đây thường vắng khách, nhờ ứng dụng giao đồ ăn mà quán cô buôn bán khá hơn, nhiều người biết đến. "Từ khi bắt tay với các ứng dụng đặt món, doanh thu của quán ngày càng tăng" – chủ quán này khoe.

Hàng quán đắt khách nhờ lên
Việc kinh doanh của các hàng quán trở nên khấm khá nhờ đội ngũ giao hàng này

Còn cô Nga, bán xôi ở hẻm 117 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, trước đây gánh xôi của cô rất vắng, buôn bán thất thường, chủ yếu bán cho khách quen, có hôm ế tới hơn nửa gánh, cô phải mang cho gia đình, hàng xóm. Gần đây cô được mấy đứa con mua cho chiếc điện thoại, chỉ cách lên mạng và kết nối với các ứng dụng gọi món trực tuyến, gánh xôi của cô đông khách hơn hẳn. Chẳng những không ế mà cô phải nấu thêm xôi mới đủ bán đến chiều tối.

Hàng quán đắt khách nhờ lên
Tài xế nữ tham gia giao hàng ngày càng nhiều

Anh Khải, một tài xế chạy GrabBike kiêm luôn GrabFood, cho biết bên cạnh việc chạy chở khách, anh còn nhận giao đồ ăn vào giờ cao điểm, từ 11 giờ đến 13 giờ, mỗi đơn hàng anh được thưởng 10.000 đồng, nhiều khi gặp khách sang, món ăn vừa ý còn được tiền "tip". Nhờ đó mà thu nhập cải thiện đáng kể.

Theo tìm hiểu của phóng viên, với dịch vụ giao đồ ăn, tuy quãng đường ngắn hơn chở khách nhưng tài xế có được nhiều điểm thưởng từ hãng, cũng như khuyến mãi, giảm giá ngay tại các cửa hàng. Vì vậy thu nhập của họ đôi khi còn khá hơn những tài xế chở khách bình thường.

Hàng quán đắt khách nhờ lên
Các cửa hàng đăng ký nhiều ứng dụng cùng lúc để tiếp cận với lượng khách hàng đông hơn

Theo những chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, các ứng dụng gọi món hay đặt món xuất hiện thời gian qua không chỉ giúp ích cho cửa hàng, tài xế mà đang dần thay đổi thói quen và nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng thành thị. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, yên tâm hơn nhờ dịch vụ và có nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Khi đặt món, họ thường không đặt một món, lợi dụng việc mua nhiều món trên một đơn hàng để tiết kiệm phí "ship" và ưu đãi nên tuy dù chỉ 1 đơn nhưng cửa hàng bán được khá nhiều món, doanh thu từ đó cũng tăng vọt. Các hàng quán lại trích một phần nhỏ doanh thu đó cho các chương trình ưu đãi, giảm giá cũng như phí giao hàng cho tài xế. Kết quả là các bên đều được lợi.

Hàng quán đắt khách nhờ lên

Hàng quán đắt khách nhờ lên

Sự tham gia của nhiều ứng dụng giao hàng, đặt món làm tăng tính cạnh tranh ở lĩnh vực này. Ngược lại, người tiêu dùng và các cửa hàng lại được lợi

Bài liên quan
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Quận Tây Hồ: Dự kiến còn 2 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở
    Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, quận Tây Hồ dự kiến thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Tây Hồ và Phú Thượng.
  • Thị xã Sơn Tây: 3 xã dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử
    Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Hàng quán đắt khách nhờ lên "app" gọi món
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO