Hai nhân vật đứng đầu Thăng Long nổi tiếng thời Trần

hanoimoicuoituan| 26/08/2020 16:04

Vì triều đình ở Thăng Long nên nhà Trần rất coi trọng việc tổ chức và quản lý kinh thành. Năm 1230, vua Trần Thái Tông đặt ra ty Bình Bạc (như Ủy ban Nhân dân thành phố hiện nay) với nhiệm vụ quản lý thị dân sống trong thành; đến năm 1265 được đổi tên thành Đại An phủ sứ, sau nữa thành Kinh sư Đại doãn. Năm 1394, Kinh sư Đại doãn được đổi tên thành Trung đô doãn. Dù đổi tên gọi nhiều lần nhưng nhiệm vụ không thay đổi, đó vẫn là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô.

Hai nhân vật đứng đầu Thăng Long nổi tiếng thời Trần
Đền Hương Tượng - nơi thờ Nguyễn Trung Ngạn. Ảnh: Linh Tâm

Để chọn người đứng đầu Kinh sư Đại doãn, triều đình đề ra quy chế tuyển chọn rất cẩn thận. Cụ thể là viên quan này phải từng cai trị ở các lộ hay phủ, sau đó qua khảo lệ, duyệt, nếu đáp ứng yêu cầu thì được cử làm An phủ sứ phủ Thiên Trường (quê hương nhà Trần). Sau thời gian làm An phủ sứ Thiên Trường, viên quan này lại phải qua lệ khảo, duyệt mới được bổ làm Thẩm hình Viện sự rồi mới đưa về làm Đại An phủ Kinh sư (tức Kinh sư Đại doãn). Nhờ cách tuyển chọn kỹ càng như vậy nên trong 175 năm tồn tại của nhà Trần đã xuất hiện nhiều viên quan đứng đầu kinh thành Thăng Long vừa có đức, vừa có tài, trong đó nổi bật là Trần Thì Kiến và Nguyễn Trung Ngạn.

Trần Thì Kiến (1260 - 1330) người huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Khi làm quan triều Trần, ông là pháp quan liêm chính, giỏi lý số. Thời gian làm An phủ sứ Thiên Trường, có giai thoại về ông, chuyện là một người nhân ngày giỗ đã đem biếu mâm cỗ, Trần Thì Kiến hỏi vì cớ gì, người ấy trả lời vì ở gần trị sở nên đem biếu chứ không có ý gì khác. Nhưng mấy ngày sau, người này đến xin gặp nhờ vả việc riêng, chưa nghe hết chuyện Trần Thì Kiến đã móc họng nôn với hàm ý trả cỗ khiến người kia muối mặt xin về. Người đời khen ông “Khả dĩ chiết ngục” (phân tích hết mọi lẽ rồi mới kết tội). Năm 1297, Trần Thì Kiến được bổ dụng làm Kiểm pháp quan, kiêm chức Đại An phủ Kinh sư. Mỗi khi có kiện tụng, ông dùng lý lẽ giải quyết; trong triều có việc quan trọng, ông tìm ra cách ứng phó. Về Trần Thì Kiến, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Thì Kiến hành động lạ lùng quá mức để uốn nắn cái tệ xin xỏ của người bấy giờ, cũng như Án Anh tằn tiện quá mức để uốn nắn cái thói xa xỉ tiếm lễ của Quản Trọng vậy”. Với nhiệm vụ đứng đầu kinh thành Thăng Long, ông không chỉ giữ an ninh trật tự mà còn giải quyết các vụ việc có lý có tình khiến dân chúng nể phục.

Một vị đứng đầu Thăng Long khác là Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1304. Nguyễn Trung Ngạn thuở nhỏ tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khi còn bé, Nguyễn Trung Ngạn được dân trong vùng nể phục, gọi là “thần đồng”. Ông không chỉ là vị quan giỏi việc nội chính mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc.

Trong quãng đời làm quan, vì tính cương trực nên hai lần Nguyễn Trung Ngạn bị giáng chức, trong đó có lần do ông can vua không được. Nhưng nhờ tài năng trong điều hành chính sự, giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, ông lại được vua phục chức. Năm 1341, Nguyễn Trung Ngạn được tin cẩn trao trọng trách giữ chức Đại An phủ Kinh sư sau khi đã trải qua nhiều chức vụ và vua đứng ra khảo lệ, duyệt. Vì liêm minh nên ông là người đứng đầu Kinh sư Đại doãn nổi tiếng nhất trong lịch sử Thăng Long. Không chỉ làm quan phụng mệnh triều đình, ông còn là nhà thơ có tài. Thơ của Nguyễn Trung Ngạn được nhiều danh nho đánh giá rất cao, nổi tiếng là Giới Hiên thi tập, được sử gia Phan Huy Chú ca ngợi: “Lời thơ hùng hồn mạnh mẽ, sở đắc nhiều phong cách thơ của Đỗ Thiếu Lăng (tức Đỗ Phủ đời Đường)”.

Nhận định về ông, Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Về sau hai lần sung chức Hựu sảnh (Nội mật viện). Đến đời Trần Dụ Tông vào triều, giữ trọn tiếng tốt, không phụ là bậc nho giả, thọ hơn 80 tuổi”. Vì tiếng thơm khi làm quan và nhờ những việc làm cho dân chúng Thăng Long khi đứng đầu Kinh sư Đại doãn nên ông được người dân thờ phụng. Cho đến nay, tại nhiều ngôi đền trong nội đô vẫn thờ ông.

Nguyễn Trung Ngạn đã được chính quyền đặt tên phố trước năm 1954, còn Trần Thì Kiến thì chưa. Tuy nhiên, phố Nguyễn Trung Ngạn nhỏ hẹp. Cách đây hơn chục năm, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn với Thăng Long - Hà Nội. Tại hội thảo này, có ý kiến về việc tìm một con phố dài, rộng và đẹp để đặt tên Nguyễn Trung Ngạn cho xứng với công lao của ông đối với Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, đến giờ điều đó chưa thành hiện thực.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hai nhân vật đứng đầu Thăng Long nổi tiếng thời Trần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO