Văn hóa – Di sản

Hai loại hình nghệ thuật của người Mông là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Việt Thương 09:44 24/12/2023

Tối 23/12, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn; khai mạc Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023.

dt_231220232227_z5003223321801_f2c59218007350c3a87eda0b02fa9599.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Nghệ thuật Khèn của người Mông" huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (ảnh: báo Yên Bái)

Dự sự kiện về phía tỉnh Yên Bái có ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Cùng dự buổi lễ còn có đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo sở, ban ngành các tỉnh bạn Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn nhấn mạnh Yên Bái hiện có 3/7 Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, là các Di sản Văn hóa Phi vật thể được khởi nguồn, sinh ra từ cuộc sống, lao động, sản xuất.

Những di sản này được sáng tạo, bồi tụ trong quá trình lịch sử hình thành cộng đồng, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Mông từ ngàn đời nay. Trong đó, “Nghệ thuật khèn” và “Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải” của đồng bào dân tộc Mông là những di sản mang đậm sắc thái văn hóa; thể hiện sự sáng tạo, trình độ nghệ thuật cũng như bản lĩnh, cốt cách, văn hóa ứng xử của người Mông trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên...

Sự kiện 2 di sản Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu,Văn Chấn cùng lúc được đón nhận quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày 2023 nhằm tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông Yên Bái, khơi dậy lòng tự hào, ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Cùng với Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Lễ hội cũng là một lần nữa lan tỏa quảng bá những hình ảnh văn hoá, con người, tiềm năng, thế mạnh và du lịch của tỉnh Yên Bái nói chung, của từng địa phương sở hữu di sản nói riêng đến bạn bè trong nước và thế giới .

Tại buổi lễ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn.

Các nghệ nhân tham gia hội thi vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong.Yên Bái hiện có 3/7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là các di sản văn hóa phi vật thể được khởi nguồn, sinh ra từ cuộc sống, lao động, sản xuất. Những di sản này được sáng tạo, bồi tụ trong quá trình lịch sử hình thành cộng đồng, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Mông từ ngàn đời nay. Trong đó, “Nghệ thuật khèn” và “Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải” của đồng bào dân tộc Mông là những di sản mang đậm sắc thái văn hóa; thể hiện sự sáng tạo, trình độ nghệ thuật cũng như bản lĩnh, cốt cách, văn hóa ứng xử của người Mông trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.

nn.jpg
Chương trình nghệ thuật hoành tráng có chủ đề "Thanh âm giữa ngàn mây". (ảnh: báo Yên Bái)

Điểm nhấn của sự kiện là chương trình nghệ thuật công phu, hoành tráng có chủ đề "Thanh âm giữa ngàn mây”. Chương trình gồm 3 chương: Chương 1- Khát vọng non cao, Chương 2- Âm vang mây ngàn, Chương 3- Điệu khèn hội tụ với sự tham gia thể hiện của các nghệ sỹ, diễn viên đến từ Thủ đô Hà Nội và Yên Bái cùng gần 2.000 diễn viên quần chúng, nghệ nhân, các em học sinh huyện Mù Cang Chải đã đưa đại biểu, nhân dân, du khách đắm chìm trong không gian nghệ thuật rực rỡ sắc màu văn hóa, đặc biệt là sắc màu văn hóa dân tộc Mông, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội, huyện Mù Cang Chải tái hiện Không gian văn hóa dân tộc Mông từ ngày 22 - 24/12, Không gian Chợ phiên từ ngày 22 - 24/12 tại thị trấn Mù Cang Chải để giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước các sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu: Hội thi múa khèn tốp, trải nghiệm giã bánh dày và bay dù lượn tại đèo Khau Phạ.

Dịp này, các gian hàng trưng bày sẽ giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông đặc sản đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) và huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đặc biệt, du khách còn được đắm chìm trong không gian rực rỡ sắc hồng của hoa Tớ dày miền non cao bung sắc đúng dịp lễ hội./.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Hai loại hình nghệ thuật của người Mông là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO