Văn hóa – Di sản

“Tuồng Kể”: Nối mạch văn hóa truyền thống với đương đại

Tô Ngọc Oanh 09:23 21/12/2023

Tối ngày 20/12, tại Nhà hát Tuồng Việt Nam (51A Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Talkshow & Biểu diễn Nghệ thuật “Tuồng Kể” do Nhà hát Tuồng Việt Nam kết hợp với nhóm sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức.

Sự kiện Talkshow & Biểu diễn Nghệ thuật “Tuồng Kể” được tổ chức với mục đích quảng bá, bảo tồn nghệ thuật tuồng truyền thống của dân tộc đến với đông đảo công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội. Ngoài biểu diễn nghệ thuật, sự kiện còn đưa khán giả đến với góc nhìn từ các nghệ sĩ - những người đang trực tiếp tham gia biểu diễn và giữ gìn bộ môn nghệ thuật này; những quan điểm của người trẻ về tuồng thông qua buổi talkshow thú vị và những thay đổi trong cách truyền thông, quảng bá để đưa tuồng tiếp cận đến đông đảo công chúng trẻ hơn.

z4994177270322_32007d4f2a63025eca0bd249ab98baad.jpg
Sự kiện thu hút nhiều công chúng tham gia.

Tại sự kiện, các nghệ sĩ tuồng đã thể hiện trích đoạn hai tác phẩm kinh điển là: “An Tư công chúa” và “Tình mẹ”. Hai trích đoạn đã tái hiện lại các trang phục truyền thống và phong cách biểu diễn đặc trưng, qua đó mang đến cho khán giả một trải nghiệm chân thực và sâu sắc về nghệ thuật tuồng. Đặc biệt, sự kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và công nghệ hiện đại trong hai tiết mục đã tạo nên một không gian nghệ thuật mới mẻ và cuốn hút.

z4994177268877_aa9b16df55c4164731eec45dc8c783c1.jpg
Diễn trích đoạn vở “An Tư công chúa”.
z4994177271073_bcd59ebb41ce72e04b85be27b7cd36ef.jpg
Diễn trích đoạn vở "Tình mẹ".

Đồng thời, Talkshow với chủ đề “Tuồng và thế hệ trẻ” có sự tham gia của bốn diễn giả uy tín: Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng - ông Tạ Văn Sốp, NSƯT. Lộc Huyền (trưởng đoàn Nghệ thuật thể nghiệm của Nhà hát Tuồng Việt Nam), Nguyễn Hoàng Hiệp (chuyên viên nội dung tại Trung tâm Xúc tiến Quảng bá Di sản Văn hóa phi vật thể Việt Nam) và Bùi Yến Linh (Trưởng Ban tổ chức Trường Ca Kịch Viện). Dưới sự dẫn dắt của host MC. TS. Trịnh Lê Anh, các diễn giả đã mang đến những cái nhìn sâu sắc và thú vị về tuồng, qua đó mở ra một không gian đối thoại giữa nghệ thuật truyền thống và giới trẻ hiện đại.

z4994177271150_159c037ac33becf294a7916cd49baeca.jpg
Sự kiện có sự tham gia của các diễn giả uy tín.

Chia sẻ tại talkshow, ông Tạ Văn Sốp - Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, đội ngũ lãnh đạo và nghệ sĩ tại Nhà hát đã nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật tuồng. Mặc dù nhận thức của giới trẻ về tuồng còn hạn chế, nhưng đã có những bước tiến đáng kể trong việc thu hút sự quan tâm của họ đến với loại hình nghệ thuật độc đáo này.

“Không hề có sự quay lưng từ phía khán giả trẻ đối với tuồng. Có điều là, loại hình nghệ thuật này chưa thực sự tạo ra “dấu ấn” mạnh mẽ để thu hút giới trẻ. Tuồng, vốn là thể loại nghệ thuật kén người nghe nhưng cũng vô cùng đặc sắc và chứa đựng giá trị văn hoá dân tộc sâu sắc. Gần đây, sự quan tâm của giới trẻ dành cho nghệ thuật truyền thống đã được thể hiện rõ qua các dự án và sự kiện. Sự kiện “Tuồng Kể” hôm nay, chứng tỏ rằng giới trẻ không chỉ quan tâm mà còn rất trân trọng nghệ thuật dân gian. Nhà hát Tuồng Việt Nam đang nỗ lực để giới thiệu và nâng cao nhận thức về tuồng trong giới trẻ. Chúng tôi hi vọng từ việc giới thiệu sự tồn tại của tuồng tại Việt Nam sẽ dần thúc đẩy quá trình tìm hiểu, đánh giá cao vẻ đẹp của tuồng, và cuối cùng là yêu mến nghệ thuật này”, Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam khẳng định.

Khi được hỏi quan điểm về tương lai của tuồng và liệu nó có trở thành “viên ngọc được cất trong tủ kính” do sự phức tạp trong cảm nhận và thẩm thấu các thể loại, NSƯT Lộc Huyền nhấn mạnh: “Với tư cách là người đại diện cho thế hệ trẻ, kế thừa và phát huy nghệ thuật tuồng, tôi khẳng định rằng đã có nhiều nỗ lực được thực hiện để đưa tuồng đến gần hơn với khán giả trẻ. Một loạt chương trình đã được triển khai nhằm giới thiệu nghệ thuật tuồng thông qua việc khai thác các “tích tuồng”, gắn chúng với bài giảng học đường để tạo sự gần gũi và dễ tiếp cận. Các trích đoạn được chọn lọc và tập luyện kỹ lưỡng, sau đó được biểu diễn tại các trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, đại học và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ học sinh, sinh viên. Thậm chí, nhiều bạn trẻ đã bày tỏ mong muốn được đăng ký học hát tuồng tại nhà hát, một dấu hiệu tích cực cho thấy tuồng không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng cho tương lai”.

Bùi Yến Linh, Trưởng Ban tổ chức Trường Ca Kịch Viện và là đại diện thế hệ trẻ bộc bạch: “Giữa nhà hát Tuồng Việt Nam và khán giả trẻ có một “khoảng trống” nhất định. Với vai trò phụ trách truyền thông cho nhà hát, tôi đã dành thời gian tìm hiểu về nghệ thuật tuồng từ những nghệ sĩ kỳ cựu, vì chỉ khi thực sự hiểu và yêu mến tuồng, mới có thể truyền đạt tinh thần và giá trị của nó đến thế hệ trẻ. Bởi dù có những khó khăn trong việc tạo ra một “tiếng nói chung” giữa thế hệ kỳ cựu và thế hệ tiếp nối, nhưng việc tìm kiếm và thiết lập điểm kết nối này là cực kỳ quan trọng. Với sự kết nối và hợp tác chặt chẽ giữa các thế hệ, Nhà hát Tuồng sẽ có thể tạo ra những sản phẩm nghệ thuật phản ánh thực tế và đáp ứng nhu cầu của khán giả trong thời đại hiện nay”.

z4994177274521_388addf57ecc5baa4aad0be025316d62.jpg
Phần minigame với sự tham gia tích cực từ các khán giả trẻ.

Talkshow & Biểu diễn Nghệ thuật “Tuồng Kể” không chỉ làm sáng tỏ giá trị văn hóa sâu sắc của tuồng, tạo nhịp cầu nối giữa quá khứ và tương lai, giữa nghệ sĩ và khán giả, mà còn góp phần vào việc định hình vị thế của tuồng trong lòng người dân và trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Qua đó khơi dậy sự quan tâm và niềm đam mê đối với nghệ thuật tuồng trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây là một bước tiến quan trọng trong hành trình đưa tuồng từ các sân khấu truyền thống đến với văn hóa đại chúng, mở ra hướng đi mới cho sự phát triển và bảo tồn của loại hình nghệ thuật này trong thời đại số./.

Bài liên quan
  • Nghệ thuật tuồng và dân ca kịch: Khát vọng giữ nghề
    Liên hoan tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2022 khép lại cuối tháng 5 vừa qua tại tỉnh Nghệ An để lại những dấu ấn về khát vọng gìn giữ nghệ thuật truyền thống của cha ông từ nhiều lớp nghệ sĩ tâm huyết. Trước những hình thức giải trí hiện đại, nghệ thuật tuồng và dân ca kịch đang đối mặt với nhiều thách thức, cần được quan tâm, đầu tư để duy trì và phát triển.
(0) Bình luận
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
“Tuồng Kể”: Nối mạch văn hóa truyền thống với đương đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO