Nghệ thuật tuồng và dân ca kịch: Khát vọng giữ nghề

Hanoimoi| 09/07/2022 17:00

Liên hoan tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2022 khép lại cuối tháng 5 vừa qua tại tỉnh Nghệ An để lại những dấu ấn về khát vọng gìn giữ nghệ thuật truyền thống của cha ông từ nhiều lớp nghệ sĩ tâm huyết. Trước những hình thức giải trí hiện đại, nghệ thuật tuồng và dân ca kịch đang đối mặt với nhiều thách thức, cần được quan tâm, đầu tư để duy trì và phát triển.

Nghệ thuật tuồng và dân ca kịch: Khát vọng giữ nghề
Một cảnh trong vở tuồng “Truyện ngoài chính sử - Làm vua” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Nỗ lực ở các địa phương

Liên hoan tuồng và dân ca kịch toàn quốc là ngày hội nghề nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức. Với gần 600 nghệ sĩ, diễn viên và thành phần sáng tạo từ 11 đơn vị nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp của cả nước tham gia 16 vở diễn, liên hoan lần này cho thấy diện mạo của nghệ thuật tuồng, dân ca kịch hiện nay và nỗ lực hoạt động của các địa phương.

Nhà hát Tuồng Việt Nam - đơn vị hàng đầu nghệ thuật tuồng phía Bắc, đem đến 2 tác phẩm “Truyện ngoài chính sử - Làm vua” và “Tam Khúc Chúa”. Hai tác phẩm đều về đề tài lịch sử, khi công diễn tại Hà Nội đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt, vở diễn “Truyện ngoài chính sử - Làm vua” của tác giả Nguyễn Đăng Chương, tác giả chuyển thể Nguyễn Sỹ Chức, đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Hoài Huệ đã đoạt giải A, Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 2021, thu hút được đối tượng khán giả trẻ, các em học sinh bởi cốt truyện mềm mại, cách dàn dựng mới, mang hơi thở đương đại.

Trong khi đó, Nhà hát Nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh góp mặt với vở tuồng “Chiếc áo thiên nga” về mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Vở diễn không đi sâu vào những vấn đề chính trị, thuật trị nước mà tập trung làm nổi bật tâm lý các nhân vật, với phong cách dàn dựng mới mẻ, nhằm hướng đến tiếp cận khán giả trẻ.

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định mang đến vở ca kịch bài chòi “Cô thần” và vở tuồng “Vua thánh triều Lê”. Trong đó, vở “Cô thần” được đơn vị dàn dựng nâng cao về mặt thủ pháp, tiết tấu, hấp dẫn người xem. Đơn vị chủ nhà - Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An cũng tạo dấu ấn với 2 vở dân ca kịch đều về đề tài hiện đại là “Vầng sáng” và “Cánh cò trong bão”. Với sự tham gia của các nghệ sĩ kỳ cựu: Nghệ sĩ nhân dân Hồng Lựu, Nghệ sĩ nhân dân Minh Tuệ, Nghệ sĩ ưu tú Hồng Dương…, “Cánh cò trong bão” (tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Lê Hùng) đã khắc họa thành công hình ảnh những con người mới đầy bản lĩnh, nghị lực, vượt qua bão giông để đi đến thành công qua ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống.

Ngoài ra, liên hoan quy tụ nhiều vở tuồng, dân ca kịch với đề tài phong phú, như: “Hoàng đế Lê Đại Hành” (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa), “Ngược sóng” (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - Đà Nẵng), “Đi qua ngày giông bão” (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Hà Tĩnh)...

Nghệ thuật tuồng và dân ca kịch: Khát vọng giữ nghề
Vở dân ca kịch “Cánh cò trong bão” của Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An khắc họa thành công hình ảnh những con người đầy bản lĩnh, nghị lực.

Trăn trở giữ nghề

Dù diễn ra tại tỉnh Nghệ An, nhưng Ban Tổ chức đã phát trực tuyến liên hoan trên kênh YouTube, Facebook Nghệ thuật biểu diễn cùng nhiều kênh trực tuyến khác, nên khán giả yêu nghệ thuật truyền thống và giới hoạt động nghề nghiệp cả nước đều có thể theo dõi. Khán giả Phạm Thị Hương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Các vở diễn giữ được cái hay, cái đẹp của tuồng, dân ca nhưng đề cập đến vấn đề hôm nay hoặc mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, nên rất lôi cuốn”.

Ở góc độ chuyên môn, nhà văn, nhà viết kịch Hà Đình Cẩn, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật liên hoan cho rằng, tuồng và dân ca kịch đang có lực lượng nghệ sĩ tài năng, từng trải và điêu luyện trong nghề. Trong đó, lớp diễn viên trẻ tài năng có ngoại hình, hát tốt, diễn giỏi đã sẵn sàng kế cận. Các tác phẩm không chỉ bảo tồn nguyên vẹn vẻ đẹp vốn có của dân gian, mà còn có sáng tạo để vẻ đẹp ấy tỏa sáng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của công chúng hiện nay.

Song, thách thức với nghệ thuật tuồng và dân ca kịch vẫn còn đó. Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Hồng Lựu, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An cho biết, hơn 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sân khấu truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Trung tâm đã xoay hướng hoạt động bằng cách tổ chức biểu diễn trực tuyến hoặc qua kênh truyền hình. Khi cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới", đơn vị tiếp tục đưa nghệ thuật truyền thống đến vùng sâu, vùng xa để nhân dân hưởng thụ, hoặc diễn tại những địa điểm du lịch để quảng bá. Tuy nhiên, ngày càng hiếm người say mê nghệ thuật truyền thống. Việc tuyển người có năng khiếu đã khó, giữ người tài ở lại càng khó hơn. Nghệ sĩ trẻ Tuấn Hiệp (Nhà hát Tuồng Việt Nam) tâm sự, đã có những lúc tưởng như không thể theo nghề, nhưng khi đến nhà hát, thấy các thế hệ nghệ sĩ tên tuổi vẫn tận tâm truyền lửa, chỉ bảo từng câu hát, từng động tác cho mình thì tình yêu nghề trong anh lại bùng cháy. Còn theo Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam Phạm Ngọc Tuấn, để giữ được nghệ thuật truyền thống, giữ được lớp nghệ sĩ kế tục thì phải có cơ chế, chính sách đãi ngộ tốt với nghệ sĩ, diễn viên.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông ghi nhận những nỗ lực, cống hiến, sáng tạo của các nghệ sĩ, diễn viên, sự quan tâm thỏa đáng của các đơn vị nghệ thuật tuồng và dân ca kịch trên cả nước để duy trì và phát triển trong bối cảnh hiện nay. Qua đây, Bộ đã đánh giá được thực trạng của nghệ thuật tuồng và dân ca kịch, từ đó sẽ có giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng tài năng, bảo vệ người làm nghề…

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
  • Thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình
    Với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết có hiệu lực từ 1-1-2025.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật tuồng và dân ca kịch: Khát vọng giữ nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO