Kiến trúc - Quy hoạch

Hà Nội xây thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ

Duy Minh 11:07 19/09/2024

Mới đây, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã báo cáo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội danh mục đầu tư 29 cầu vượt cho người đi bộ trên địa bàn thành phố. Đề xuất này nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung nhiều trường học.

hzfj76w4.png
Ảnh minh hoạ

Các cầu vượt đi bộ trong danh mục trên nằm ở các tuyến đường như Hoàng Đạo Thúy (quận Cầu Giấy), Hoàng Minh Thảo (đoạn trước cổng phụ Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm), Võ Chí Công (quận Tây Hồ), Lê Quang Đạo, Châu Văn Liêm, Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm)... Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 300,035 tỷ đồng.

Vị trí dự kiến xây dựng cầu vượt đi bộ không trái với các quy hoạch được duyệt; Phải đủ điều kiện về mặt bằng để bố trí trụ cầu, lề đường cho người đi bộ; Không trùng với danh mục đầu tư các cầu vượt đang triển khai trên địa bàn Thành phố…

Việc xây dựng các cầu vượt tại vị trí dự kiến đề xuất sẽ giải quyết được nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông. Đồng thời, theo kiến nghị của cử tri và kiến nghị của các quận, huyện, thị xã…, các cầu vượt phải phục vụ phần lớn nhu cầu đi bộ qua đường của người dân.

Trên cơ sở các nguyên tắc trên, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đề xuất bổ sung 29 cầu vượt cho người đi bộ qua đường với tổng kinh phí dự kiến hơn 300 tỷ đồng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước
    Sáng 25/4/2025, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Ngành giáo dục Thủ đô đẩy mạnh tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang vừa ký ban hành hướng dẫn tuyên truyền 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố. Chủ đề tuyên truyền là “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước”.
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội xây thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO