Hà Nội thông báo nước sông Đà an toàn, có thể sử dụng ăn uống

Theo tienphong.vn| 24/10/2019 08:04

Theo UBND thành phố Hà Nội, đến nay, nguồn nước sạch sông Đà đã an toàn, đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn QCVN 01:2019/BYT của Bộ Y tế để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống.

Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội (người phát ngôn thành phố) Vũ Đăng Định
Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội (người phát ngôn thành phố) Vũ Đăng Định

Chiều 22/10, UBND thành phố Hà Nội thông báo về việc tổ chức khắc phục sự cố cung cấp nước sạch tại Nhà máy nước sạch sông Đà, cung cấp nước sạch cho nhân dân từ ngày 17/10 đến ngày 21/10.

Theo đó, phía Cty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà đã mời Trung tâm ứng phó sự cố Tràn dầu - Hóa chất xử lý dầu ngấm vào đất bằng việc bóc lớp đất thấm dầu, thu gom để xử lý, phun vi sinh xử lý dầu thấm; lắp đặt phao chuyên dụng ngăn dầu, hút dầu tại suối Bằng và kênh dẫn nước vào công trình thu, trạm bơm cấp I của Nhà máy nước mặt sông Đà. Đã tổ chức nạo vét toàn bộ đất, bùn nhiễm dầu thải tại khu vực mà các đối tượng đã đổ dầu thải và dòng chảy tại suối Bằng.

Ngày 15/10, Cty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà đã ngừng cấp nước để thực hiện việc súc xả toàn bộ hệ thống mạng lưới đường ống truyền dẫn nước sạch sông Đà, vệ sinh khu xử lý, thay nước bể chứa trung gian, bể chứa tại trạm bơm tăng áp Tây Mỗ, hoàn thành ngày 16/10. Từ 20h30 ngày 16/10, khu vực Nhà máy nước mặt sông Đà đã đảm bảo an toàn, Cty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà đã cho vận hành cấp lại nguồn nước vào hệ thống từ 20h30 ngày 16/10 để phục vụ cho nhân dân vùng cấp nước dùng nước để súc xả bể nước và dùng cho sinh hoạt (chưa dùng để ăn).

Về công tác làm vệ sinh bể chứa tại các chung cư, hộ gia đình, súc xả đường ống của các Cty phân phối nước: Cty Cổ phần Viwaco, Cty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Cty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam, Cty nước sạch Tây Hà Nội… phối hợp các ban quản trị, các chủ đầu tư, người dân thực hiện thau rửa bể; hướng dẫn triển khai thực hiện thau rửa bể liên tục từ ngày 17/10. Đến nay, công tác súc xả đường ống, thau rửa bể ngầm, bể mái cơ bản hoàn thành, trừ một số khu chung cư có đơn đề nghị được tự thau rửa bể sau khi nguồn nước sông Đà ổn định.

Về chất lượng nước, UBND thành phố Hà Nội cho biết, Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố lấy mẫu nước tại đầu nguồn, tại nhà máy, tại các bể chứa tăng áp, tại các vùng dân bị ảnh hưởng để tiến hành xét nghiệm nước hàng ngày. Với kết quả xét nghiệm mẫu nước từ 16/10 đến ngày 21/10, các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn QCVN 01:2019/BYT.

Hà Nội thông báo nước sông Đà an toàn, có thể sử dụng ăn uống - ảnh 1Hà Nội khẳng định nước sông Đà đã an toàn

Cụ thể, từ ngày 16/10 đến ngày 21/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố trực tiếp lấy mẫu và phối hợp với Viện sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường -Bộ Y tế, Viện Công nghệ môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tiến hành phân tích mẫu nước tại các hộ dân trên địa bàn 8 quận, huyện có sử dụng nước của nhà máy nước sông Đà gồm Quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai.

Kết quả 69/69 mẫu có chỉ tiêu Styren đạt quy chuẩn theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế; Sở Y tế đã thông tin công khai hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết; hiện nay Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố vẫn tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm.

Trong thời gian xét nghiệm chất lượng nước tại các hộ tiêu thụ, để đáp ứng nhu cầu của người dân dùng nước sạch để ăn uống, hiện nay Công ty nước sạch Hà Nội vẫn tiếp tục phối hợp với Cty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn nước sạch từ Nhà máy nước mặt sông Đuống, các nhà máy nước ngầm do Cty nước sạch Hà Nội quản lý cho khu vực khách hàng do Cty Viwaco quản lý; cung cấp nước bằng xe stéc miễn phí theo nhu cầu của người dân, đồng thời cấp nước bằng các bình nhựa 20l cho các trường mầm non, tiểu học trong khu vực bị ảnh hưởng.

Trong thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục giao Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp tục lấy mẫu nước để xét nghiệm tại đầu nguồn, tại nhà máy, tại các bể chứa tăng áp của nhà máy, tại các vùng dân bị ảnh hưởng đến hết tháng 10/2019; Hằng ngày công bố công khai kết quả xét nghiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thành phố yêu cầu Cty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà kiểm tra, rà soát hệ thống thiết bị giám sát, kiểm soát chất lượng nước trên toàn bộ hệ thống cấp nước đảm bảo yêu cầu cấp nước an toàn, phục vụ nhân dân trong vùng cấp nước của Cty. Các thiết bị nào không đạt yêu cầu, cần có kế hoạch thay thế ngay. Nghiên cứu, bổ sung lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để thường xuyên đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào cũng như chất lượng nước đầu ra của nhà máy để kịp thời cảnh báo, khắc phục các sự cố trong tương lai, không để tái diễn như sự cố vừa qua.

Kiểm tra toàn bộ quy trình vận hành gồm khu vực chứa trung gian, trạm bơm tăng áp, hệ thống đường ống truyền dẫn cấp nước. Chú ý đến khu vực hồ chứa nước mặt và rà soát lại thiết kế toàn bộ Nhà máy. Trong đó chú ý đến khu chứa nước đầu vào cần xây dựng tách riêng không nên sử dụng chung với hồ Đầm Bài như hiện nay.

Cùng với đó, chủ động kiểm tra lại toàn bộ quy trình, quy chế vận hành, chủ động bổ sung cho đủ, phù hợp với thực tế. Tập huấn cho cán bộ, công nhân vận hành nắm chắc, nhất là cần phải xây dựng cụ thể tình huống về các sự cố để chủ động xử lý, không để xảy ra các sự cố tương tự.

Thành phố cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục kiểm tra, giám sát quy trình xử lý nước của Nhà máy nước sông Đà, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. UBND thành phố Hà Nội cũng có công văn đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình khoanh vùng bảo vệ nguồn nước sạch cung cấp cho Nhà máy nước sạch sông Đà, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khu vực bảo vệ nguồn nước sạch của Nhà máy nước mặt sông Đà.

“Đến nay, nguồn nước sạch sông Đà đã an toàn, đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn QCVN 01:2019/BYT của Bộ Y tế để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, UBND thành phố đã chỉ đạo Cty Nước sạch Hà Nội, Cty Cổ phần Viwaco, Cty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Cty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam, Cty nước sạch Tây Hà Nội… tiếp tục cấp nước miễn phí bằng xe stéc và bình nước loại 20L nếu ai có nhu cầu”, UBND thành phố Hà Nội thông tin.

UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị nhân dân trong vùng cấp nước sông Đà khi phát hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào điện thoại ngay đến số điện thoại 0903461980 của ông Hùng TGĐ Cty Nước sạch Hà Nội. Đồng thời tổ chức, cá nhân nào chưa súc xả, thau rửa bể thì tiếp tục thau rửa và đến hết ngày 31/10/2019 sẽ chấm dứt toàn bộ công việc này. UBND thành phố cũng đề nghị Cty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà tiếp tục cung cấp nước miễn phí đến hết ngày 31/10.

Bài liên quan
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Quận Tây Hồ: Dự kiến còn 2 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở
    Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, quận Tây Hồ dự kiến thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Tây Hồ và Phú Thượng.
  • Thị xã Sơn Tây: 3 xã dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử
    Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội thông báo nước sông Đà an toàn, có thể sử dụng ăn uống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO