Chính sách & Quản lý

Hà Nội sẽ xây dựng không gian trưng bày di sản Hoàng thành Thăng Long tại Pháp

KT (T/h) 14:25 25/09/2023

Bà Nguyễn Hồng Chi, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long cho biết, Hà Nội sẽ xây dựng không gian trưng bày, triển lãm tại thành phố Toulouse, Cộng hòa Pháp, để giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long, qua đó thúc đẩy lượng khách du lịch từ Pháp...

xxx.jpg
Đêm Hoàng thành. (Ảnh: Lê Việt Khánh/HNM)

Tại tọa đàm xúc tiến du lịch Việt Nam-Pháp do Hội Hữu nghị Việt Nam-Pháp thành phố Hà Nội tổ chức vào ngày 23/9 vừa qua, bà Chi cho biết những không gian này sẽ được giới thiệu tới công chúng Pháp và khách du lịch quốc tế tại Pháp vào tháng 11 tới. Đây là một phần trong những hoạt động hợp tác giữa Hà Nội và Toulouse trong lĩnh vực bảo tồn di sản.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, kể từ năm 2013, trung tâm đã hợp tác với vùng Ile-de-France và mở một khu trưng bày, quảng bá về Hoàng thành Thăng Long tại thành cổ Provins của Pháp. Khu trưng bày này sẽ được duy trì đến năm 2025.

“Tại di sản Hoàng thành Thăng Long, dấu ấn văn hóa Pháp rất đậm nét, còn nhiều công trình xây dựng của người Pháp để lại,” bà Chi cho biết khi đề cập đến mối liên hệ lâu đời giữa Việt Nam và Pháp.

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long cho biết, dự định sẽ thiết kế một khu bảo tàng Hoàng cung Thăng Long rộng hơn 2.000m2 tại Pháp. Đây sẽ là nơi trưng bày toàn bộ nội dung giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long, làm nổi bật vai trò của di sản là trung tâm quyền lực chính trị của Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 11 cho tới cuối thế kỷ 18.

Nói về các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, bà Chi bày tỏ sự tự hào về các chuyến tham quan đêm cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Năm 2019, khách du lịch nước ngoài chiếm hơn một nửa lượng khách tham quan tại Hoàng thành. Sau 2 năm đại dịch, tỉ lệ này đã dần tăng lên và hiện đạt 30% sau 8 tháng đầu năm 2023.

Cũng tại sự kiện, bà Lê Thùy Nhung, đại diện công ty lữ hành Vietravel – chi nhánh Hà Nội, cho biết Việt Nam và Pháp đã có quan hệ lâu đời, và đó là nền tảng cho ngành du lịch Việt Nam thu hút nhiều du khách Pháp.

“Du lịch hai chiều giữa Việt Nam và Pháp không chỉ là việc di chuyển giữa hai quốc gia, hai châu lục, mà còn là việc trải nghiệm sự đa dạng, độc đáo trong văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên, lịch sử. Điều này tạo ra một tầm nhìn tương lai hấp dẫn, khi du khách không chỉ đến tham quan mà còn để trải nghiệm, học hỏi và kết nối với nhau, góp phần thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa hai đất nước,” bà Nhung bày tỏ.

Tọa đàm được phối hợp, tổ chức bởi Hội Hữu nghị Việt Nam-Pháp Thành phố Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, 10 năm ngày hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược.

Ông Lê Bá Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, nhận xét rằng khách du lịch từ Pháp đến Việt Nam và Hà Nội đang trở thành một xu hướng phổ biến, và Pháp là một thị trường quan trọng của Việt Nam. Ông Dũng cho rằng, để thúc đẩy hoạt động du lịch giữa hai nước và thu hút thêm nhiều du khách Pháp tới Việt Nam và Hà Nội, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần xây dựng các giải pháp quảng bá, xúc tiến hiệu quả hơn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
  • Thành lập 126 Ban Quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng cấp xã, phường sau sắp xếp
    UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 30/6 về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng trực thuộc UBND xã, phường sau sắp xếp trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội sẽ xây dựng không gian trưng bày di sản Hoàng thành Thăng Long tại Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO