Hà Nội phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đến các cơ quan, đơn vị

KTĐT| 12/03/2021 11:48

Sáng 12/3, Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật TP Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật TP Hà Nội chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định vào ngày Chủ nhật (23/5/2021). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và Thủ đô, được tổ chức vào thời điểm kế thừa 35 năm đổi mới, đất nước và Thủ đô đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện trong giai đoạn 2016 - 2020 với những dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là dịch bệnh Covid-19.

Đây là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân Thủ đô để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội khóa XV, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và các đại biểu đại diện cho nhân dân địa phương tại HĐND TP, quận, huyện, thị xã và xã, thị trấn, cơ quan quyền lực nhà nước trên địa bàn TP trong nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Năm 2021, Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội. Do đó tại phường của TP Hà Nội sẽ không tổ chức bầu đại biểu HĐND phường nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là điểm khác biệt trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2021-2026 so với các cuộc bầu cử trước đây.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đề nghị các lãnh đạo quán triệt để cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn Hà Nội nắm được đầy đủ, nội dung về điển khác biệt này để thông tin tới cán bộ, công chức, và người dân trên địa bàn Thủ đô được biết để tạo sự đồng thuận trong xã hội trong quá trình triển khai thực hiện cuộc bầu cử trên địa bàn TP.

“Ngay sau hội nghị, các đồng chí lãnh đạo vận dụng vào thực tế công tác, tiếp tục thực hiện tuyên truyền sâu rộng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và Nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả trước, trong, sau cuộc bầu cử theo đúng tinh thần chỉ đạo tại các văn bản của Trung ương và TP đã ban hành.

Tiếp đó, hội nghị đã được nghe Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Quốc hội) Nguyễn Phương Thủy phổ biến, quán triệt một số nội dung cơ bản Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015. Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Quốc hội) Nguyễn Phương Thủy, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND gồm 10 chương với 98 điều.

Trong đó, Chương I: Những quy định chung (gồm 6 điều, từ Điều 1 đến Điều 6) quy định về các nguyên tắc bầu cử; tuổi ứng cử và tuổi bầu cử; tiêu chuẩn của người ứng cử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử, ngày bầu cử và kinh phí tổ chức bầu cử.

Chương II: Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu (gồm 5 điều, từ Điều 7 đến Điều 11) quy định về dự kiến và phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu.

Chương III: Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương (gồm 17 điều) chia làm 2 mục: Mục 1: Hội đồng bầu cử quốc gia (từ Điều 12 đến Điều 20); Mục 2: Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương (từ Điều 21 đến Điều 28).

Chương IV: Danh sách cử tri (gồm 6 điều, từ Điều 29 đến Điều 34) quy định về nguyên tắc lập danh sách cử tri; những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri; thẩm quyền lập danh sách cử tri; việc niêm yết danh sách cử tri; khiếu nại về danh sách cử tri và việc bỏ phiếu nơi khác.

Chương V: Ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (gồm 27 điều, từ Điều 35 đến Điều 61).

Chương VI: Tuyên truyền, vận động bầu cử (gồm 7 điều, từ Điều 62 đến Điều 68) quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; nguyên tắc vận động bầu cử; thời gian tiến hành vận động bầu cử; những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử; các hình thức vận động bầu cử; về các hội nghị tiếp xúc cử tri; về việc vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Chương VII: Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu (gồm 4 điều, từ Điều 69 đến Điều 72) quy định về nguyên tắc bỏ phiếu; thông báo về thời gian bầu cử, nơi bỏ phiếu; thời gian bỏ phiếu và việc bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu.

Chương VIII: Kết quả bầu cử (gồm 16 điều, từ Điều 73 đến Điều 88) chia thành 4 mục: Mục 1 về việc kiểm phiếu; Mục 2 về kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử; Mục 3 về việc bầu cử thêm, bầu cử lại; Mục 4 về việc tổng kết cuộc bầu cử.

Chương IX: Bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (gồm 6 điều, từ Điều 89 đến Điều 94) quy định về việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tổ chức phụ trách bầu cử bổ sung; danh sách cử tri trong bầu cử bổ sung; ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung; trình tự bầu cử và xác định kết quả trong bầu cử bổ sung và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bầu cử bổ sung.

Chương X: Xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử  và điều khoản thi hành (gồm 4 điều, từ Điều 95 đến Điều 98) quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử; về quy định chuyển tiếp; hiệu lực thi hành và việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Hà Nội phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đến các cơ quan, đơn vị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO