Hà Nội: Nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

Sơn Dương| 12/11/2021 23:40

Bước vào quý IV, Thành phố Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch covid-19 và bước vào giai đoạn “bình thường mới”, với trọng tâm là thực hiện phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Theo kế hoạch, các sự kiện, hoạt động khuyến mại trọng tâm của Chương trình khuyến mại tập trung sẽ được kích hoạt, đẩy mạnh triển khai trong tháng 11 và tháng 12/2021

Căn cứ Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 19/3/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2021, Sở Công Thương Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện chương trình trong tháng 5, tháng 7/2021 và đang tiếp tục điều chỉnh, tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, trọng tâm vào các tháng 11, 12 năm 2021 trên địa bàn thành phố. Tính chung trong tháng 5, tháng 7 và tháng 10/2021, Sở Công Thương đã tiếp nhận khoảng 10.700 thông báo, đăng ký chương trình khuyến mại của gần 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, tổng giá trị khuyến mại ước tính trên 20.000 tỷ đồng tập trung 40% vào lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng chiếm 30%, và các ngành hàng khác gồm thời trang, may mặc, bất động sản, ngân hàng,… chiếm 30%.
Theo đó, 
với nhiều hoạt động sự kiện hấp dẫn, ưu đãi khuyến mại lên tới 100% tại trên 30 Trung tâm mua sắm tập trung và khoảng gần 2.000 điểm bán hàng khuyến mại của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được hỗ trợ tham gia miễn phí và có thể áp dụng mức giảm giá trên 50% đến 100% khi nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ. Các sự chính của Chương trình bao gồm:

- Sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt” đã được kích hoạt vào ngày 05/11/2021 với  chủ đề  “Một chạm thông minh – Kích cầu mua sắm ” và được tổ chức trong tháng 11,12/2021 với các chương trình kích cầu mua sắm đặc biệt tại hàng nghìn điểm thanh toán không tiền mặt và các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Lễ Khai mạc Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân và Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội tổ chức thành công, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 vào tối ngày 10/11/2021 cùng với Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên kênh 1 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã chính thức khởi động, phát động tổ chức chuỗi các sự kiện khuyến mại, kích cầu tiêu dùng, phát động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh các hoạt động, chương trình khuyến mại tập trung hấp dẫn trong những tháng cuối năm.

Tiếp nối Lễ khai mạc chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội triển khai tổ chức các sự kiện Kích cầu Nhà xinh với quy mô 10 gian hàng , kích cầu Du lịch mua sắm 30 gian, kích cầu Sản phẩm truyền thống Hà Nội 30 gian hàng của các doanh nghiệp sẽ được tổ chức từ ngày 12/11 – 14/11/2021 tại Siêu thị Big C Thăng Long – 222 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội với thời gian mở cửa từ 9h00 đến 21h00 hàng ngày. Tham gia sự kiện, người tiêu dùng sẽ được tham quan và trải nghiệm mua sắm các sản phẩm về thiết bị gia đình, thời trang, sản phẩm truyền thống, dịch vụ du lịch - giải trí với mức giảm giá, ưu đãi hấp dẫn tối đa lên tới 100% của rất nhiều doanh nghiệp uy tín, chất lượng như: Công ty CP công nghệ Vconnex (thiết bị nhà thông minh), Tập đoàn Kangaroo (máy lọc nước), Công ty TNHH Comix (thiết bị nhà bếp, đồ gia dụng), Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam, Nhà mạng Vinaphone, Ngân hàng SHB, hãng điện tử Skyworth, Ladoza, Rạng Đông, May 10, Cơ sở thuyền buồm Thang Nhung, Thủ công mỹ nghệ Hoàng Minh, Sơn mài Bảo Lâm, Hợp tác xã Vụn Art và  nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác gắn với tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch covid-19 theo quy định nhưng vẫn đảm bảo các trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.

Tiếp nối các sự kiện trên, người tiêu dùng Thủ đô sẽ được tiếp tục được tham gia vào không khí mua sắm sôi động của các sự kiện Blackfriday Thành phố Hà Nội, Sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight sale” năm 2021 tại 200 điểm bán hàng và hơn 20 hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Thành phố, với các chương trình khuyến mại giá shock tối đa lên tới 100%, giảm giá theo khung giờ “Càng khuya - Càng giảm” từ 17h00 ngày 26/11 đến 02h00 ngày 27/11. Năm nay, Nét mới sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - HaNoi Midnight Sale” chính là Lễ khai mạc của sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh 1 - Đài phát thanh & Truyền hình Hà Nội lúc 20h00 ngày 26/11/2021 và sự kết hợp tổ chức sự kiện “Online xuống phố - kết nối cung cầu” diễn ra ngày 26/11 – 28/11/2021 tại Khuôn viên siêu thị Big C Thăng Long – 222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội với mục đích mang đến cho người tiêu dùng không chỉ những trải nghiệm mua sắm trực tiếp mà còn còn cả trên các phương tiện trực tuyến, các hình thức tiêu dùng thông minh, không tiền mặt.

Trong Tháng 12, Sự kiện Tháng khuyến mại Hà Nội 2021 với các sự kiện: Lễ khai mạc, Ngày hội kích cầu Tháng khuyến mại Hà Nội, Ngày Vàng khuyến mại, Tuần lễ vàng khuyến mại trực tuyến với quy mô khuyến mại lên tới 1.000 Điểm bán hàng và 50 Điểm Vàng là các hệ thống siêu thị, Trung tâm thương mại lớn sẽ tiếp tục được triển khai nhằm mang đến cho người tiêu dùng cơ hội tiếp tục mua sắm hàng chục nghìn sản phẩm giảm giá lên tới 100% của tất cả các nhóm ngành, hàng dịch vụ trên toàn địa bàn Thành phố.

Cùng với chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai tổ chức nhiều các hoạt động, sự kiện kích cầu, xúc tiến thương mại... theo đúng quy định và chỉ đạo của Thành phố về việc thực hiện các quy định tạm thời, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị Quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid 19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023; Một số chương trình, hoạt động cụ thể là: Tổ chức Tuần hàng Trái cây, nông sản các Tỉnh, Thành phố trên địa bàn Hà Nội; Tuần hàng Việt Nam; Hội chợ Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích; các Phiên chợ hàng Việt tại các Khu ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất; Hội chợ quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ; Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô; Hội chợ triển lãm quốc tế “Công nghệ năng lượng – môi trường Hà Nội”;  Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội; Khai trương, giới thiệu các điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn; Hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các Tỉnh, thành phố  trên cả nước; Hội chợ Đặc sản vùng miền...

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
Hà Nội: Nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO