Chuyển động Hà Nội

Hà Nội nghiêm cấm sử dụng xe công vào việc riêng

KT 15/02/2024 19:14

Tại buổi làm việc đầu năm Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các cấp, ngành của thành phố bắt tay ngay vào công việc sau Tết, nhắc nhở cán bộ không vi phạm giờ làm việc, sử dụng xe công vào việc riêng…

dinh-tien-dung2-2298-3954.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kết luận hội nghị (ảnh: ANTĐ)

Chiều 15-2, Thường trực Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thành phố trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, triển khai nhiệm vụ sau Tết.

Báo cáo tại cuộc làm việc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, trong 7 ngày Tết, Thủ đô Hà Nội tổ chức Tết Nguyên đán trong không khí vui tươi, phấn khởi và an toàn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì bảo đảm tốt; không có các tình huống đột xuất, bất ngờ.

Thành phố đã tổ chức bắn pháo hoa đêm Giao thừa tại 32 trận địa bảo đảm an toàn; giao thông đảm bảo thông suốt. Tình hình dịch bệnh được các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội tại cuộc họp cho biết, trong dịp Tết nguyên đán năm nay, toàn thành phố đã trao tặng 2.219.722 suất quà tặng các đối tượng chính sách với tổng kinh phí 1.033,48 tỷ đồng (nguồn xã hội hóa chiếm 25,4%).

Cùng đó, Công đoàn các cấp chi trên 188 tỷ đồng từ ngân sách Công đoàn, các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ trên 513 nghìn lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Trong 7 ngày Tết (từ 8-2 đến 14-2, tức từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng), Thủ đô Hà Nội ước đón 653 nghìn lượt khách, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là khách quốc tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2023, với gần 103 nghìn lượt khách. Khách nội địa tăng 12,2%, với 550 nghìn lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2,35 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2023…

Một điểm nhấn của Tết năm nay là chương trình Lễ hội ánh sáng, nghệ thuật - Rực rỡ Thăng Long tại khu vực hồ Tây vào đêm Giao thừa. Đây là sự kiện văn hóa, nghệ thuật tiêu điểm, mới mẻ và hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong nước, quốc tế.

Kết luận cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ ra hơn 10 kết quả tích cực của tình hình đón Tết trên địa bàn Thành phố, qua đó nhấn mạnh, không khí nhân dân Thủ đô đón Tết, mừng Đảng, mừng Xuân nhìn chung là tốt, vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm, nhà nhà có Tết, người người có Tết. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương và sự chủ động ban hành và triển khai sớm kế hoạch tổ chức Tết của Thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong năm mới, đặc biệt năm 2024 là năm tăng tốc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố, kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô... Đề nghị các cấp, ngành từ Thành phố xuống cơ sở bắt tay ngay vào công việc, đã cố gắng rồi, càng cố gắng hơn nữa để “năm 2024 phải hơn năm 2023”, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thực sự “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Trước mắt, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, sớm tổ chức hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp để nắm bắt và tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đối với sản xuất nông nghiệp, các cơ quan Thành phố, địa phương phải bảo đảm các điều kiện nhất là về thủy lợi, để nông dân kịp thời xuống đồng gieo cấy kịp thời vụ.

Đồng thời huy động các nguồn lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tăng tiến độ các công trình trọng điểm, nhất là các công trình dự án hạ tầng giao thông; huy động sự tham gia của người dân, tạo thành phong trào để phát triển du lịch, dịch vụ trên toàn thành phố, nhất là biến các điểm di tích văn hóa thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhắc lại chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tầm quan trọng của văn hóa, con người Hà Nội, nhất là yêu cầu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nghĩa tình.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các cơ quan được giao tham mưu xây dựng Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ này sớm trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét thông qua, ký ban hành để đưa vào thực hiện.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chủ động phòng ngừa, thường xuyên nhắc nhở không để xảy ra vi phạm kỷ cương, kỷ luật, nhất là vi phạm trong giờ làm việc, sử dụng xe công vào việc riêng./.

Bài liên quan
  • Quận Tây Hồ: Phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm lợi thế sẵn có
    Thời gian qua, TP. Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa (CNVH) nói riêng, góp phần tạo dựng sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô. Phát huy tiềm năng của vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, quận Tây Hồ đã sớm chủ động triển khai các giải pháp phát triển CNVH. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã trao đổi với Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến về phát triển ngành CNVH trên địa bàn quận.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội nghiêm cấm sử dụng xe công vào việc riêng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO