Chuyển động Hà Nội

Quận Tây Hồ: Phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm lợi thế sẵn có

Thu Trang 07:20 16/02/2024

Thời gian qua, TP. Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa (CNVH) nói riêng, góp phần tạo dựng sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô. Phát huy tiềm năng của vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, quận Tây Hồ đã sớm chủ động triển khai các giải pháp phát triển CNVH. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã trao đổi với Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến về phát triển ngành CNVH trên địa bàn quận.

PV: Những năm gần đây, phát triển CNVH đã và đang trở thành nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện và bền vững của Thủ đô. Thực hiện nhiệm vụ này, quận Tây Hồ đã có định hướng như thế nào trong phát triển văn hóa nói chung và ngành CNVH nói riêng?

Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến: Trên cơ sở nội dung Nghị quyết số 10-NQ/QU ngày 12/4/2022 của Quận ủy Tây Hồ, UBND quận đã ban hành Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 1/6/2022 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” với 7 mục tiêu cụ thể cho 2 giai đoạn cùng 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm.
Đồng thời, Quận đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Thông tin về chủ trương, định hướng và các hoạt động văn hóa - xã hội, sản xuất phát hành 3 bộ phim: “Huyền thiêng Phủ Tây Hồ”, “Một ngày du ngoạn Tây Hồ”, “Hội thề Trung hiếu - Rạng ngời sử Việt” giới thiệu những giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch của Quận; quảng bá du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn; mở chuyên mục Di sản - Du lịch trên nhóm zalo “UBND quận Tây Hồ”; xây dựng trang web tayho360.vn và facebook “Tây Hồ 360°” giới thiệu, quảng bá về những di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống và địa điểm du lịch, dịch vụ trên địa bàn quận Tây Hồ.

b0d81290_83c3_4911_a808_d515526a2495_cmok.jpg
Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội

Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển CNVH trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Quận đã tăng cường truyền thông, quảng bá tiềm năng, lợi thế về văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và hình ảnh các điểm đến, sản phẩm du lịch mới của quận với thông điệp “Tây Hồ - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”. Vừa qua, quận Tây Hồ lần đầu tiên tổ chức phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” thu hút sự quan tâm, hưởng ứng rộng rãi của dư luận.

PV: Với hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc, Quận đã khai thác các tiềm năng này như thế nào để thúc đẩy CNVH trên địa bàn phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế?

Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến: Tây Hồ có 71 di tích, 1 di sản văn hóa phi vật thể, 5 làng nghề truyền thống, trong đó có các làng nghề nổi tiếng như đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, trà sen Quảng An, xôi Phú Thượng... Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển CNVH trên địa bàn Quận.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Quận chỉ đạo thực hiện rà soát, tổng hợp danh mục dự án tu bổ các di tích xuống cấp với tổng mức đầu tư 313 tỷ đồng. Triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa với tổng mức đầu tư 242,284 tỷ đồng. Năm 2023, Quận đã lập, phê duyệt chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện 12 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 103 tỷ đồng. Hoàn thành việc kiểm kê, lập hồ sơ 5.229 hiện vật tại 42 di tích đã xếp hạng, chụp ảnh 2D, 3D hiện trạng để lưu trữ quản lý và quảng bá…; Tổ chức các sự kiện văn hóa: Lễ hội xôi Phú Thượng, Hội thi quất cảnh Tứ Liên, đào Nhật Tân nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống gắn với các hoạt động vui chơi, văn hóa dân gian thu hút đông đảo nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.

Hiện nay, Quận đang triển khai thực hiện các Đề án nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống về giấy dó, chè sen, hoa đào, quất cảnh… và tập trung phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động không gian văn hóa sáng tạo.

1anh-1-ho-tayanh-pham-hun-1684163152819872972512.jpg

Quận đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nền tảng (số hóa) phục vụ công tác bảo tồn văn hóa, quản lý di tích và phát triển du lịch quận Tây Hồ”; ra mắt trang thông tin điện tử “Tây Hồ 360°”; tổ chức thành công triển lãm ảnh “Sáng tạo Tây Hồ 360°” và hoạt động vẽ tranh của thiếu nhi Tây Hồ với chủ đề “Thành phố bên sông”. Đồng thời, thông qua các phương tiện công nghệ thông tin trực tuyến, tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuyển đổi số trong ngành văn hóa, du lịch, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người dân và khách du lịch.

PV: Cùng với việc đổi mới hoạt động của Không gian biểu diễn nghệ thuật và ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thời gian tới, Quận có định hướng như thế nào để phát huy lợi thế cảnh quan hồ Tây, các làng hoa, làng nghề và hệ thống di tích, lịch sử văn hóa việc gắn với việc xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo?

Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến: Từ năm 2023, Không gian biểu diễn nghệ thuật và ẩm thực đường phố quận Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn) đã trở lại hoạt động với điểm nhấn quan trọng nhất là các chương trình nghệ thuật biểu diễn tạo được nhiều “dấu ấn” đối với du khách, là nơi người dân tham gia sáng tạo và thụ hưởng giá trị văn hoá sẵn có… Thời gian tới, quận Tây Hồ sẽ tập trung xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo, không chỉ nhằm phục vụ vui chơi, giải trí cộng đồng, mà còn để “đánh thức” nguồn lực và lợi thế của hồ Tây. Các không gian khi được hình thành sẽ khai thác toàn diện hệ sinh thái tiềm năng tại khu vực này, đặc biệt là những giá trị văn hóa lịch sử, phù hợp điều kiện thực tiễn và xu hướng phát triển hiện nay. Quận sẽ tổ chức kết nối các địa danh, di tích lịch sử - văn hóa, điểm du lịch xung quanh hồ Tây như bãi đá sông Hồng, thung lũng hoa, không gian văn hóa - phố đi bộ Trịnh Công Sơn để hình thành những tuyến du lịch hoàn chỉnh, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm, du lịch đêm…

Bên cạnh đó, Quận tiếp tục đầu tư xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo gắn với di sản và công trình có giá trị di sản như trình diễn nghệ thuật truyền thống và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (phủ Tây Hồ), trải nghiệm nghề làm giấy dó gắn với di tích lịch sử đình Võng Thị, trải nghiệm nghề truyền thống xôi Phú Thượng gắn với di tích lịch sử đình Phú Gia… Đây chính là nền tảng để quận Tây Hồ phát triển thêm những không gian văn hóa sáng tạo mới.

PV: Ông có thể chia sẻ thêm các nhiệm vụ trọng tâm đã được Quận xác định trong thời gian tới để phát triển các ngành CNVH, góp phần tạo động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng Thủ đô trở thành “Thành phố sáng tạo”?

Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến: Năm 2024 là năm cuối thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 và là năm thứ tư Thành phố thực hiện chủ đề công tác năm “Kỷ cương, hành động, sáng tạo và phát triển”. Để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển CNVH thời gian tới, Quận tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Quận, giai đoạn 2021 - 2025”; Tập trung thực hiện Đề án “Chuyển đổi số và xây dựng quận Tây Hồ thông minh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030” đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước phục vụ chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn quận Tây Hồ…, từ đó tạo bước đột phá trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa xứng tầm với lợi thế sẵn có.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Quận Tây Hồ: Phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm lợi thế sẵn có
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO