Y tế - Giáo dục

Hà Nội: Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp do mưa lũ

Sơn Dương 17:07 10/09/2024

Ngày 10/9, học sinh Thủ đô bước vào ngày học thứ 2 sau khai giảng, cũng là ngày thứ 2 sau khi cơn bão số 3 đi qua. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.

z5816448812359_f9973b371e9321e1a13616591bec5b42.jpg

Theo cập nhật mới nhất, trong sáng 10/9, Hà Nội có 117 trường phải nghỉ học trực tiếp vì bị mưa ngập. Buổi chiều tiếp tục có thêm các trường thông báo cho học sinh nghỉ học, nhiều trường đã chuyển sang học trực tuyến nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh và thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học.

Trong số 117 trường cho học sinh dừng đến lớp sáng nay có 4 trường trung học phổ thông; 113 trường thuộc các cấp mầm non, tiểu học, THCS. Các trường cho học sinh nghỉ học đều thuộc địa bàn vùng trũng, ngập, đa số trường thuộc ngoại thành.

Trên địa bàn quận Ba Đình, 100% các trường vẫn duy trì việc dạy học trực tiếp bình thường. Đại diện Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, trước diễn biến thời tiết bất lợi, các nhà trường đều tăng cường ứng trực, theo dõi chặt chẽ thời tiết cũng như rà soát hằng ngày để linh hoạt hình thức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh cũng như không ảnh hưởng đến kế hoạch năm học. Với ba trường ở phường Phúc Xá (gần đê sông Hồng), Phòng GD&ĐT quận đã yêu cầu tăng cường phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời bám sát chỉ đạo của các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó nếu có bất thường.

Còn tại huyện Ba Vì, theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện, lúc 11h hôm nay, cả 3 trường của ba cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS) thuộc xã đảo Minh Châu vẫn duy trì việc học tập trực tiếp bình thường. Thực tế, học sinh ở ba cấp học này đều cư trú trên địa bàn xã, nên việc di chuyển đến trường không bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa bão.

Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện, toàn huyện có 110 trường. Hôm nay, có 4 trường tạm dừng dạy học trực tiếp, gồm: Trường Mầm non Vật Lại, Trường Tiểu học Vật Lại, Trường THCS Vật Lại và Trường Mầm non Tiên Phong. Ngoài ra, Trường THCS Tiên Phong có 27 học sinh không thể đến trường. Các học sinh này đều cư trú ở thôn Kim Bí, do đường đến trường bị ngập sâu.

Theo phương án trước mắt, hôm nay, các nhà trường tập trung khắc phục hậu quả bão, tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết và tạm thời cho học sinh nghỉ học. Nếu thời tiết tiếp tục phức tạp, có nguy cơ xảy ra mưa lớn kéo dài, các trường học chuyển sang dạy học trực tuyến.

Tại địa bàn quận Hà Đông, theo Trưởng phòng GD&ĐT Phạm Thị Lệ Hằng, trong tổng số 139 trường của quận, có 3 trường phải cho học sinh nghỉ học hoàn toàn gồm: Trường Mầm non Ánh Dương, Trường THCS Văn Yên và Trường Tiểu học Phú Lương. Ngoài ra có một số trường lác đác học sinh nghỉ học do đường di chuyển từ nhà đến trường bị ngập sâu, không bảo đảm an toàn.

Phòng GD&ĐT quận đã chỉ đạo các nhà trường căn cứ diễn biến thời tiết, tình hình thực tế của đơn vị duy trì linh hoạt hình thức tổ chức dạy học. Với những trường có một số học sinh nghỉ học, tạm thời vẫn dạy học trực tiếp bình thường, số còn lại có thể dạy học trực tuyến hoặc sắp xếp kế hoạch dạy bù. Những trường nghỉ học hoàn toàn xây dựng phương án sẵn sàng dạy học trực tuyến để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học.

Cô giáo Phương Thị Thìn (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Yên) cho biết, địa bàn phường Phúc La của nhà trường có rất nhiều điểm ngập sâu. Nhiều gia đình học sinh bị nước tràn vào, các tuyến đường giao thông xung quanh tắc nghẽn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho học sinh, thuận lợi cho phụ huynh, nhà trường đã ra thông báo để phụ huynh nắm bắt được. Hôm nay, chỉ có hơn 600 học sinh trong tổng số học sinh toàn trường đi học. Lường trước tình huống này, từ đêm qua, nhà trường đã phối hợp với đơn vị cung ứng thực phẩm có phương án ứng phó.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông), sáng nay, có gần 600 học sinh nhà trường nghỉ học có lý do như: Ốm, ho, gia đình có việc hoặc đường trong khu dân cư ngập. Mặc dù hồ Văn Quán ngập sâu nhưng quanh trường vẫn khô ráo, đảm bảo điều kiện an toàn để tổ chức dạy và học. “Nhà trường đảm bảo điều kiện an toàn nhất để học sinh học tập, phụ huynh yên tâm công tác. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ theo dõi sát sao diễn biến của thời tiết để kịp thời có phương án ứng phó”, cô giáo Ngô Thị Hồng Lương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du chia sẻ.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, nhà trường chú trọng triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã cùng Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng các trường trực thuộc thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; hằng ngày rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng lưu ý, với các đơn vị, nhà trường bị ảnh hưởng nặng của bão; các trường ở xã đảo, ở địa bàn vùng trũng... cần có kế hoạch, chủ động triển khai hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Khai mạc Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên TP Hà Nội lần thứ 8
    Sáng nay 14/10, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra sự kiện trọng đại của hội viên thanh niên Thủ đô - Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029, với sự tham dự của 400 đại biểu chính thức.
  • Ra mắt 2 tập sách của cha con tác giả Nguyễn Kim Ánh và Nguyễn Anh Vũ
    Hai cuốn sách là di cảo của hai tác giả do gia đình và bạn bè tổ chức in ấn, phát hành như một dấu ấn ghi lại chặng đường sáng tác của hai cha con. Toàn bộ doanh thu từ tập sách sẽ ủng hộ quỹ trồng rừng - chống biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
Hà Nội: Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp do mưa lũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO