Hà Nội: Học sinh lớp 10, 11, 12 trở lại trường học từ ngày 6-12

HNM| 03/12/2021 08:45

Ngày 2-12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký văn bản số 4322/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã về việc tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh một số khối lớp tại các quận, huyện, thị xã.

Hà Nội: Học sinh lớp 10, 11, 12 trở lại trường học từ ngày 6-12
Ảnh minh hoạ: Học sinh các lớp 10, 11, 12 ở các trường học của Hà Nội sẽ trở lại trường học từ ngày 6-12 -2021.

Theo nội dung văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 4095/TTr-SGDĐT ngày 26-11-2021 về việc cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 của các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trở lại trường học sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19; UBND thành phố thống nhất với đề xuất tại tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo.

UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức kiểm tra, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã (xã, phường, thị trấn) trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục, bảo đảm sẵn sàng, an toàn tuyệt đối khi tổ chức dạy học trực tiếp.

Những trường có học sinh cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau cần nắm rõ thông tin của học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học trở lại của địa phương nơi học sinh cư trú để bố trí linh hoạt giữa học trực tiếp và học trực tuyến nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh.

Đồng chí bí thư, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã (xã, phường, thị trấn) căn cứ vào mức độ an toàn dịch Covid-19 quyết định, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, có biện pháp ứng phó với các tình huống cụ thể để phòng, chống dịch Covid-19, chịu trách nhiệm trước thành phố về việc bảo đảm an toàn khi học sinh đi học trở lại.

Trước đó, ngày 26-11-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo đã gửi UBND thành phố Tờ trình số 4095/TTr-SGDĐT về việc cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 của các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trở lại trường học sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch.

Theo nội dung tờ trình, căn cứ vào kết quả của việc tổ chức cho học sinh khối lớp 9 của 18 huyện, thị xã và việc triển khai tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình cho học sinh trở lại học tập trực tiếp theo lộ trình như sau: Tại các đơn vị xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30-11-2021 không có các ca F0 trong cộng đồng, cho phép học sinh  khối lớp 10, 11, 12 các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trở lại trường học sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, đối với các huyện, thị xã: Học sinh các khối lớp 9, 10, 11, 12 của các trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đi học trực tiếp; học sinh cấp tiểu học và học sinh khối lớp 6, 7, 8 học trực tuyến; trẻ mầm non nghỉ tại nhà.

Đối với các quận: Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của các trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đi học trực tiếp; học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở học trực tuyến; trẻ mầm non nghỉ tại nhà.

Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 6-12-2021.

Về nguyên tắc thực hiện, trường học phải đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19; giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường; học sinh tự mang theo nước uống cá nhân; chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Cải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân; sẵn sàng vận hành chính quyền 2 cấp
    Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với phân cấp, ủy quyền là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tập trung xây dựng cơ chế liên thông hiện đại; nâng cao sự hài lòng của người dân; sẵn sàng vận hành chính quyền 2 cấp hiệu lực, hiệu quả; kết thúc 6 tháng đầu năm 2025, công tác cải cách hành chính của TP. Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong cải cách TTHC và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Học sinh lớp 10, 11, 12 trở lại trường học từ ngày 6-12
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO