Chuyển động Hà Nội

Hà Nội đề xuất chia Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thành 2 dự án

Kim Thoa 08:47 01/07/2023

UBND TP Hà Nội có Tờ trình số 263/TTr-UBND gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước tiến hành thẩm định Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội theo phương thức PPP.

phoi-canh20230625064548.jpg
Phối cảnh một đoạn đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Theo đó, tổng mức đầu tư Dự án PPP thành phần 3 cao tốc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là 55.052 tỷ đồng. UBND TP Hà Nội đề xuất phân chia Dự án PPP thành phần 3 thành Dự án thành phần hạng mục 3.1 (vốn ngân sách) và Dự án thành phần 3.2 (vốn đầu tư BOT).

Trong đó, Dự án thành phần hạng mục 3.1, tổng mức đầu tư 26.596 tỷ đồng, sẽ đầu tư xây dựng cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng và các đoạn tuyến: Từ trước nút giao quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn tuyến nối 9,7km.

Cụ thể, đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tập trung đầu tư toàn bộ cầu Hồng Hà (từ khoảng Km10+663 đến khoảng Km15+041) và đường cao tốc đoạn tuyến từ trước nút giao quốc lộ 6 (khoảng Km36+167) đến hết cầu Mễ Sở (khoảng Km59+500).

Đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sẽ xây dựng đường cao tốc đoạn tuyến từ cầu Mễ Sở (khoảng Km59+500) đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (khoảng Km67+500).

Đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ xây dựng cầu Hoài Thượng (từ khoảng Km96+000 đến khoảng Km97+000) và đường cao tốc đoạn tuyến nối 9,7 km (bao gồm nút giao cao tốc Nội Bài - Hạ Long và hoàn thiện nút giao Tây Nam).

Đối với dự án thành phần hạng mục 3.2, tổng mức đầu tư 28.456 tỉ đồng, Hà Nội đề xuất đầu tư xây dựng đường cao tốc các đoạn: Từ nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến trước nút giao Quốc lộ 6 (không bao gồm cầu Hồng Hà), từ sau nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến trước nút giao cao tốc Nội Bài - Hạ Long (không bao gồm cầu Hoài Thượng) theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, việc phân chia như vậy nhằm bảo đảm phù hợp với công tác quản lý 2 nguồn vốn tại dự án PPP thành phần 3 là vốn ngân sách và vốn do nhà đầu tư huy động.

Liên quan phương án tổ chức và huy động vốn cho Dự án PPP thành phần 3, UBND TP Hà Nội đề xuất sử dụng 18.313 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương và 8.283 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để thực hiện Dự án thành phần hạng mục 3.1.

Trong đó, đoạn qua địa bàn TP Hà Nội sẽ dùng vốn ngân sách TP Hà Nội và ngân sách trung ương; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh sẽ dùng toàn bộ vốn ngân sách trung ương.

Cũng tại tờ trình này, UBND TP Hà Nội đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương giao thành phố là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư Dự án thành phần hạng mục 3.1 và giao Ban quản lý dự án chuyên ngành của TP là chủ đầu tư thực hiện Dự án thành phần hạng mục 3.1 trong dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư công, tổ chức triển khai độc lập và song hành với Dự án thành phần hạng mục 3.2 do nhà đầu tư thực hiện.

Đối với Dự án thành phần hạng mục 3.2, để bảo đảm tính khả thi tài chính, Hà Nội đề xuất áp dụng mức lợi nhuận cho phần vốn chủ sở hữu là 11,77%/năm; mức lãi suất áp dụng cho phần vốn vay tạm tính là 10,33%/năm trên cơ sở tham khảo các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam đang triển khai.

UBND TP Hà Nội kiến nghị cho phép thành phố tổ chức lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi Báo cáo nghiên cứu dự án thành phần 3 được phê duyệt và được phép tổ chức thu phí, quản lý, vận hành, khai thác toàn tuyến trên cả tiểu dự án đầu tư công theo Nghị quyết số 56/2022/QH15./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Hà Nội đề xuất chia Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thành 2 dự án
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO