Chuyển động Hà Nội

Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sinh hoạt: Không nên nhìn ở “bề nổi”

Hoa Quỳnh 08:18 30/06/2023

Thành phố Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn từ ngày 1/7/2023. Nếu nhìn vấn đề này ở “bề nổi” thì sẽ không thấy được tính hiệu quả, lợi ích việc điều chỉnh giá nước sinh hoạt tại Hà Nội tới đây đem lại.

Vì sao Hà Nội phải điều chỉnh giá nước sinh hoạt?

nuoc-sach-2-.jpg
Phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm.

Theo đó, từ ngày 1/7 tại Hà Nội, giá nước 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) với hộ thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo là 5.973 đồng/m3 - mức giá này giữ nguyên theo mức giá nước sạch tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND của 10 năm trước. Với các đối tượng hộ dân cư khác sử dụng 10 m3 đầu tiên (hộ/tháng) giá nước từ 5.973 đồng/m3 tăng lên 7.500 đồng/m3 và tăng lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng.

Dễ dàng nhận thấy, Hà Nội điều chỉnh giá nước sạch mới chính là việc làm cụ thể hóa Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 6/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quan điểm điều chỉnh quy hoạch ưu tiên nguồn nước mặt, khai thác hợp lý nguồn nước ngầm. Theo lộ trình, Hà Nội dự kiến khai thác nguồn nước ngầm giai đoạn đến năm 2025 là khoảng 615.000 m3/ngày/đêm; đến năm 2030 khoảng 504.00 m3/ và đến năm 2050 khoảng 413.000 m3/ngày/đêm.

Thực tế, nguồn nước ngầm tại Hà Nội hiện nay có công suất khai thác là 780.000 m3/ngày đêm. Trường hợp khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ dẫn đến việc hạ thấp mực nước, gây ra tình trạng sụt lún mặt đất, chất lượng nước ngầm suy giảm, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước; xâm nhập nước mặt ô nhiễm,… gây hệ quả đến các công trình xây dựng, môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Thời điểm năm 2022, với 3 nhà máy sản xuất từ nguồn nước mặt thì công suất đạt 750.000 m3/ngày đêm, chiếm 49% sản lượng nước sạch cung cấp cho Thành phố. Khi thay nguồn nước mặt để bổ sung nguồn cấp cho các đơn vị và dần dần thay thế các nguồn giếng ngầm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch tăng do chi phí sản xuất nước mặt cao hơn chi phí sản xuất nước ngầm.

Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy nhiên nguồn cung cấp nước sạch đang ngày càng giảm đi trong khi nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng của dân số. Việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước đang là vấn đề quan trọng và bức xúc không chỉ với Việt Nam, mà có tính chất toàn cầu. Do vậy, việc xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm và chủ trương của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch

Tính hiệu quả khi giá nước được điều chỉnh

Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chiếm 0,72% (Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022 do Tổng Cục Thống kê công bố: Số nhân khẩu bình quân một hộ khu vực thành thị là 3,5 người, khu vực nông thôn là 3,7 người. Mức thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm 2022 là 6,6 triệu đồng/người, một gia đình là 22,4 triệu đồng/hộ). Do vậy, điều chỉnh giá nước mới tại Hà Nội cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân. Khi giá nước được điều chỉnh, Hà Nội vẫn có các chính sách hỗ trợ người dân thuộc đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo và người dân ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn cần được tiếp cận và sử dụng nước sạch. Cụ thể mức giá nước sạch là 5.973 đồng/m3 áp dụng với hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo (giữ nguyên theo mức giá nước sạch tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND) cho 10 m3 đầu tiên.

Điều quan trọng, khi điều chỉnh giá nước, Hà Nội sẽ đảm bảo việc khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn nước ngầm và thay thế bằng nguồn nước mặt từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống, Sông Đà và Sông Hồng…, góp phần bảo vệ an toàn nguồn tài nguyên nước, hạn chế các hiện tượng sụt lún do khai thác quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến các công trình xây dựng và môi trường sống của người dân trên địa bàn Thành phố. Điều này là việc làm trọng tâm để tồn tại và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng. Bảo đảm an ninh nguồn nước khi nguồn nước mặt có sự cố, nguồn nước ngầm dừng hoặc giảm khai thác được sử dụng làm nguồn nước dự phòng đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố.

nuoc-sach-1-.jpg
Điều chỉnh giá nước sạch thì các đơn vị cấp nước có nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng công suất sản xuất nước sạch.

Điều chỉnh giá nước sạch thì các đơn vị cấp nước có nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng công suất sản xuất nước sạch, đồng thời thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực cấp nước sạch, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các Dự án cấp nước để đảm bảo sản lượng nước được cung ứng đầy đủ, liên tục đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Chất lượng nước sạch sản xuất ra sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Giá nước được điều chỉnh còn khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong các tổ chức, cá nhân đang sử dụng nước sạch, đảm bảo an sinh xã hội và tạo sự tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp cấp nước để hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô. Việc điều chỉnh giá nước cũng đảm bảo các hộ dân ở các vùng nông thôn cũng được cung cấp nước sạch và đảm bảo mặt bằng giá giữa khu vực thành thị và nông thôn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”: Lan tỏa giá trị về nghề báo, sự dấn thân của người cầm bút
    Hàng trăm tư liệu, hiện vật gắn với sự nghiệp cầm bút của nhà báo Kim Toàn (sinh năm 1940, bút danh Cao Kim) đã được Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu tới công chúng chiều 15/6 tại trưng bày chuyên đề “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) của Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • 11 tác phẩm xuất sắc giành Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất
    Sáng 13/6/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức lễ tổng kết Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi giai đoạn 2023 đến 2025 và trao Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất.
  • Sáng rõ nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ủy ban kiểm tra cấp xã (mới)
    Báo cáo chuyên đề do đồng chí Trần Tiến Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tại “Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị cấp xã mới”, đã giúp hơn 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị (trực tiếp và trực tuyến) rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ủy ban kiểm tra cấp xã (mới).
  • Bão số 1: Mưa lũ làm 7 người chết, gần 63.000 ha đất nông nghiệp bị ngập úng
    Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, tính đến 17h ngày 14/6/2025, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 (bão WUTIP) đã gây ngập úng gần 63.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp tại khu vực Trung Bộ.
Đừng bỏ lỡ
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • “Em yêu buôn làng Tây Nguyên” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Tham gia chương trình, đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa Tây Nguyên tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na...
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Ra mắt bản dịch cuốn tiểu thuyết “Đôi mắt của Mona” của Thomas Schlesser
    Tái bản chỉ một tuần sau khi phát hành, “Đôi mắt của Mona” – bản dịch tiếng Việt do Nhã Nam ấn hành đang trở thành một hiện tượng mới trên thị trường sách nghệ thuật. Tác phẩm của nhà sử học nghệ thuật Pháp Thomas Schlesser gây ấn tượng bởi cấu trúc 52 chương tương ứng với 52 tuần, nội dung dung hòa giữa văn chương và hội họa. Đây là một trong số ít những ấn phẩm vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa chạm tới những giá trị nhân văn thiết thực.
  • Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Hà Nội: Cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô, đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Tại họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 13/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của Thành phố. Đây là quyết định mang tính đột phá của Thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó xây dựng và phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên mới.
  • Thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1737/ QĐ-BVHTTDL ngày 9/6/2025 về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”.
  • [Podcast] Đền Bạch Mã – Nơi lưu giữ hồn Thăng Long xưa
    Hà Nội 36 phố phường vừa đậm nét cổ kính với sự rêu phong của kiến trúc cổ, vừa hiện đại với các công trình mới quy mô, nhưng cũng có địa điểm cất giữ cả chiều sâu của nghìn năm lịch sử Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Khi chúng ta đi qua phố Hàng Buồm nhộn nhịp, náo nhiệt sẽ cảm nhận được đây từng là một trong những vùng đất linh thiêng nhất của Thăng Long xưa mà sự hiện diện của đền Bạch Mã là minh chứng cụ thể. Di tích đền Bạch Mã không chỉ là một ngôi đền cổ, mà còn là một biểu tượng trấn giữ phía Đông kinh thành xưa, nơi giao thoa giữa văn hóa tâm linh và lịch sử, giữa đô thị hiện đại và cội nguồn văn hóa truyền thống.
  • Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung bộ
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định 1742/QĐ-BVHTTDL ngày 10/6/2025 về việc tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” khu vực Bắc Trung bộ.
  • Ra mắt sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"
    Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng 12/6, Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút" của nhà báo, nhà văn Hồ Quang Lợi.
Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sinh hoạt: Không nên nhìn ở “bề nổi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO