Chuyển động Hà Nội

TP. Hà Nội xem xét phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt

Phan Anh 14:43 02/06/2023

Phiên họp UBND TP. Hà Nội thường kỳ tháng 6/2023 xem xét phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội để trình HĐND Thành phố vào kỳ họp giữa năm.

u1-1685612392777993468042.jpg
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp UBND Thành phố thường kỳ tháng 6/2023

Chiều 1/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp UBND Thành phố thường kỳ tháng 6/2023 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp giữa năm 2023 HĐND TP, theo Chương trình công tác và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Tại phiên họp, UBND TP. Hà Nội đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2023 của thành phố.

Tập thể UBND TP. cũng xem xét Tờ trình các Báo cáo: Đánh giá giữa kỳ và đề xuất điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023; Định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của cấp thành phố; Tình hình thực hiện công trình trọng điểm, giai đoạn 2021-2025, của thành phố.

Hiện nay, giá nước sạch sinh hoạt ở Hà Nội đang áp dụng theo Quyết định 38/QĐ-UBND ngày 19/9/2013. Theo đó, với 10m3 đầu tiên giá bán 5.973 đồng/m3 và tối đa 15.929 đồng/m3 khi dùng trên 30m3 (áp dụng từ 1/10/2015).

Đến năm 2019, Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch điều chỉnh giá nước sạch 3 năm một lần. Phương án điều chỉnh được liên ngành thành phố xây dựng năm 2019 theo lộ trình 3 năm 2020 - 2022 với giá nước tăng lần lượt là 7.466 đồng/m3; 8.960 đồng/m3 và 9.963 đồng/m3 cho 10 m3 đầu tiên. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá một số mặt hàng đầu vào của các ngành sản xuất nên thành phố chưa xem xét phương án trên.

Từ đó, Sở Tài chính Hà Nội mới đây đã có tờ trình gửi UBND Hà Nội đề xuất về phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn từ tháng 7/2023.

Theo tờ trình, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024; từ 10-20m3 (hộ/tháng) tăng từ 7.052 đồng/m3 lên 8.800 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 9.900 đồng/m3 vào năm 2024; từ 20-30m3 (hộ/tháng) tăng từ 8.669 đồng/m3 lên lần lượt mức 12.000 đồng/m3 và 16.000 đồng/m3. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng.

Phương án điều chỉnh giá nước được cán bộ của 6 sở, ngành tính toán nhu cầu dùng nước thực tế ở khu vực nội thành Hà Nội đang ở mức 100-150 lít/ngày/người. Như vậy, mỗi hộ sẽ dùng 10-16m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm 15.000-26.000 đồng/tháng.

Tại khu vực nông thôn, mức tiêu dùng 50-70 lít/ngày/người thì một hộ gia đình sẽ là 6-8m3/tháng và số tiền phải chi thêm 10.000-13.000 đồng/tháng.

Theo Sở Tài chính, mức tăng theo lộ trình, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chỉ chiếm 0,72%.

Giá nước sạch sinh hoạt đề xuất điều chỉnh của Hà Nội tương đương hoặc thấp hơn so với các tỉnh, thành khác. Tiền phải chi trả cho 10m3 nước đầu tiên của Hà Nội là 75.000 đồng/hộ, Bình Dương 101.500 đồng/hộ, Quảng Ninh là 81.000 đồng/hộ, Điện Biên là 80.000 đồng/hộ…

Ngoài ra, Tập thể UBND TP. Hà Nội cũng cho ý kiến về Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết: Về việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục các dự án thu hồi đất; Danh mục dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn Thành phố; Sửa đổi bổ sung quy định kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024;

Phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất Dự án Tổ hợp văn phòng và nhà ở Housinco Tân Triều tại ô đất CT5, Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội; Xem xét, quyết định ban hành Quy định về quản lý cột ăng ten trên địa bàn Hà Nội.

Bài liên quan
  • Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 2755 về việc ban hành kế hoạch tiếp tục và mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
TP. Hà Nội xem xét phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO