Kiến trúc - Quy hoạch

Hà Nội công bố chỉ giới đường đỏ 5 tuyến đường trên địa bàn huyện Gia Lâm

KT 09:29 11/01/2024

Ngày 10/1, tại UBND huyện Gia Lâm, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức hội nghị công bố chỉ giới đường đỏ các tuyến đường thuộc một số dự án trện địa bàn huyện.

Theo đó, 5 dự án trên địa bàn huyện Gia Lâm được phê duyệt chỉ giới đường đỏ trong năm 2023, tỷ lệ 1/500, theo Quyết định của UBND TP Hà Nội, gồm:

10faa4ebdf-5201-4cd6-b691-159f3dc7b53a.jpg
Chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đường Yên Thường đến đường gom cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên.

Tuyến đường theo quy hoạch từ đường Yên Thường đến đường gom cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (đường Vành đai 3), huyện Gia Lâm có vị trí và hướng tuyến đường quy hoạch B=30m (đường Yên Thường); điểm cuối giao với tuyến đường gom cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (đường Vành đai 3). Chiều dài tuyến đường khoảng 0,73km. Theo quy hoạch được duyệt, tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=20,5m (lòng đường rộng 10,5m; vỉa hè hai bên rộng 2x5m).

Tuyến đường gom phía Nam cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (đường Vành đai 3) từ địa phận huyện Đông Anh đến giao tuyến đường quy hoạch 20,5m, huyện Gia Lâm: Điểm đầu tuyến tại ranh giới giáp địa phận huyện Đông Anh; điểm cuối giao với tuyến đường quy hoạch 20,5m (tuyến đường theo quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt chỉ giới đường đỏ tỉ lệ 1/500 tại Quyết định số 2459/QĐ-UBND ngày 27.4.2023). Chiều dài tuyến đường khoảng 2,3km. Quy mô mặt cắt ngang đường gom rộng 16m (lòng đường xe chạy rộng 7m với 2 làn xe); hè (lề) phía đô thị rộng 8m, lề phía giáp đường cao tốc rộng 1m).

Tuyến đường quy hoạch từ đường đê tả Hồng đến đường Đông Dư - Dương Xá và tuyến đường kết nối với đường gom đê tả Hồng: Vị trí tuyến đường qua địa bàn các xã: Đa Tốn, Bát Tràng. Tuyến đường được chia thành 2 đoạn tuyến. Đoạn 1 có chiều dài khoảng 2,3km; điểm đầu giao với đường chân đê tả Hồng; điểm cuối giao với đường Đông Dư - Dương Xá (nay là đường Lý Thánh Tông). Đoạn 2 có chiều dài khoảng 0,91km; điểm đầu giao với đường 20,5m (đoạn 1) giáp chùa Linh Ứng; điểm cuối giao với đường gom chân đê tả Hồng.

Tuyến đường quy hoạch B=22m từ Cụm công nghiệp Đình Xuyên đến đường Dốc Lã- Ninh Hiệp- Phù Đổng có vị trí tuyến đường qua địa bàn các xã: Đình Xuyên, Phù Đổng, huyện Gia Lâm; điểm đầu giao với tuyến đường quy hoạch B=25m (tuyến đường đã được xác định chỉ giới đường đỏ tại hồ sơ Chỉ giới đường đỏ, tỷ lệ 1/500 tuyến đường theo quy hoạch khớp nối các tuyến đường hạ tầng khung giai đoạn 2, huyện Gia Lâm (tuyến số 7) được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 13/4/2022); điểm cuối giao với tuyến đường Dốc Lã- Ninh Hiệp- Phù Đổng; chiều dài khoảng 1,7km. Quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường B=22m, gồm: lòng đường xe chạy rộng 12m; vỉa hè hai bên rộng 2x5m.

Chỉ giới đường đỏ tuyến đường quy hoạch B=40m từ Đình Xuyên đến đường gom Quốc lộ 1B (đường Vành đai 3), tỷ lệ 1/500, vị trí tuyến đường qua địa bàn các xã: Dương Hà, Đình Xuyên, Phù Đổng, huyện Gia Lâm; điểm đầu nối tiếp với tuyến đường Yên Viên - Đình Xuyên- Phù Đổng (đoạn Yên Viên - Đình Xuyên - Dương Hà); đã đầu tư xây dựng theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3643/QĐ-UBND ngày 9-8-2011, điểm cuối giao với tuyến đường gom Quốc lộ 1B hiện có (đường Vành đai 3).

UBND thành phố cũng giao UBND huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan liên quan công bố, công khai và bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ cho UBND các xã: Đình Xuyên, Phù Đổng, Dương Hà, Yên Thường, Đa Tốn, Bát Tràng để quản lý quy hoạch xây dựng. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường, tổ chức cắm mốc giới tuyến đường đồng thời thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tránh lãng phí, chồng chéo trong công tác cắm mốc giới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội công bố chỉ giới đường đỏ 5 tuyến đường trên địa bàn huyện Gia Lâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO