Hà Nội: Bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông dịp khai giảng năm học mới

Bảo Hân/Hanoimoi| 20/08/2019 07:39

Vào dịp khai giảng năm học mới 2019-2020, các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội sẽ tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm, hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông trên địa bàn. Đây là một trong những nội dung chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố Hà Nội trong tuần từ 12 đến 16-8.

Hà Nội: Bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông dịp khai giảng năm học mới
Hà Nội tăng cường các hoạt động bảo đảm an toàn giao thông dịp Quốc khánh 2-9 và khai giảng năm học mới 2019-2020.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Vận tải Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm đối với xe hợp đồng, xe buýt trong việc đưa, đón học sinh đến trường, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho học sinh đến trường, tại khu vực trường học; không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đặc biệt là tuyến cửa ngõ ra vào thành phố hay ùn tắc trong ngày khai giảng. 

Các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông như vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn; phương tiện chở người vượt quá quy định; tránh, vượt sai quy định; đỗ, dừng sai quy định; không đội mũ bảo hiểm; đi không đúng làn đường…

Sở Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ chủ trì tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong trường học các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên. 

Tập trung triển khai kế hoạch chuẩn bị tổ chức hoạt động nhân 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 

UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 178/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động nhân 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019) và 50 năm ngày mất của Người (02/9/1969-02/9/2019) nhằm ôn lại và khẳng định giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc của Di chúc; thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; củng cố, bồi đắp niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng, cổ vũ các phong trào yêu nước trong toàn dân. 

Các hoạt động, chương trình được tiến hành như sau: Tổ chức viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (từ 7h30 ngày 30-8-2019); Lễ kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm ngày mất của Người (từ 9h00 ngày 30-8-2019) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Dành gần 4,8 tỷ đồng tặng quà người có công, các cơ sở cách mạng nhân dịp kỷ niệm 74 năm Quốc khánh 2-9

UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2019). Tổng số đối tượng được tặng quà là 4.656 người, với số tiền gần 4,8 tỷ đồng.

Theo đó, UBND thành phố gửi suất quà 1 triệu đồng tới những người hoạt động cách mạng trước 1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Mức quà 1 triệu đồng cũng được gửi tới người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”. Nếu người đứng tên trong Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” đã mất, thì đại diện vợ, chồng hoặc con nhận thay...

Đẩy mạnh các hoạt động trang trí, tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô 

Theo kế hoạch số 177/KH-UBND vừa ban hành, sẽ có nhiều hoạt động diễn ra trước, trong và sau dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô như chương trình tái hiện “Lễ chào cờ lịch sử” tại khu vực sân Đoan Môn; ra mắt cuốn sách ảnh về Ngày giải phóng Thủ đô “Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về”; gặp mặt giao lưu nhân chứng lịch sử, nhà sử học; khai mạc trưng bày “Hà Nội mùa thu năm ấy”. 

Ngoài ra, các đơn vị sẽ  tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc: tổ chức chương trình nghệ thuật “Tôi yêu Hà Nội”; lễ hội nghệ thuật áo dài “Nét son Hà Nội”; chương trình “Thủ đô Hà Nội trong lòng người xa xứ”; lễ hội văn hóa dân gian đương đại 2019; cuộc thi ảnh quốc tế 2019; triển lãm trưng bày tại nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, 93 Đinh Tiên Hoàng, Giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 46 Vì hòa bình…

Bài liên quan
  • Hà Nội dấu ấn trong lòng tôi
    Với một người lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Thủ đô Hà Nội là những khu phố cổ kính, trầm mặc rêu phong, là những con đường nhỏ nhỏ xuôi ngược dòng người, những ánh đèn lung linh về đêm… Tôi vội vàng hòa vào dòng người để khám phá vẻ đẹp của thành phố được mệnh danh là “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “trái tim của cả nước”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”: Khơi gợi niềm tự hào dân tộc, trở về thời oanh liệt của quân và dân Việt Nam
    Tối 6/5/2024, chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” sẽ diễn ra tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ 10 trên kênh VTV1.
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Báo chí, văn nghệ sỹ đã thông tin, tuyên truyền sâu đậm về các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên, cho biết, trong thời gian qua, các phóng viên, biên tập viên báo chí, văn nghệ sỹ đã phối hợp với tỉnh Điện Biên thực hiện rất tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Hà Nội dấu ấn trong lòng tôi
    Với một người lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Thủ đô Hà Nội là những khu phố cổ kính, trầm mặc rêu phong, là những con đường nhỏ nhỏ xuôi ngược dòng người, những ánh đèn lung linh về đêm… Tôi vội vàng hòa vào dòng người để khám phá vẻ đẹp của thành phố được mệnh danh là “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “trái tim của cả nước”.
  • Nương theo hương lụa
    Nếu ai từng đặt chân đến làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) hẳn sẽ được đắm mình trong những thớ vải, vóc lụa đẹp đến nao lòng. Chẳng thế mà lụa nơi đây từng được người Pháp ca ngợi là “Đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”, là thứ sản vật tiến Vua quý giá. Xuân về, trong cảnh sắc giao hòa của đất, của người tôi như thấy được những sắc lụa bừng sáng, hương lụa nghìn năm như ngọn gió lành ngan ngát bay xa.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông dịp khai giảng năm học mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO