Giao lưu văn hóa Việt-Hàn: xu hướng toàn cầu hóa trong văn học(*)

theo vanhocquenha| 13/07/2017 08:41

Ở một khía cạnh nhất định, giao lưu văn học có thể được nhìn nhận với tư cách là sự tự ý thức về chính văn học thông qua việc thể hiện song song hai nhu cầu tưởng chừng như đối nghịch là nhu cầu tìm hiểu, tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa của đối tượng khác (tha nhân) và nhu cầu giới thiệu, quảng bá những giá trị riêng có của bản thân. Hai nhu cầu ấy, tùy theo bối cảnh chính trị - xã hội, tùy theo tư duy của những người trong cuộc mà có lúc bên nặng bên nhẹ khác nhau.

Hai nhu cầu ấy, thú vị thay, lại rất phù hợp với tích cách/ bản chất của quá trình toàn cầu hóa (Globalization). Toàn cầu hóa là khái niệm được đặt ra nhằm biểu đạt sự trao đổi, liên kết đang ngày càng được tăng cường giữa các quốc gia, các khu vực, các vùng lãnh thổ. Thuật ngữ này xuất hiện vào những năm 50 và được sử dụng một cách phổ biến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Những hiệu quả mà toàn cầu hóa mang lại đã khiến cho quá trình của chính nó trở thành một xu thế tất yếu.

Trong hành trình của toàn cầu hóa, của giao lưu văn học, dịch thuật có vai trò hết sức đặc biệt. Bởi vì, một trong những biểu hiện cụ thể dễ nhận thấy của xu hướng toàn cầu hóa chính là sự gia tăng quá trình trao đổi văn hóa, trong đó có xuất khẩu các văn hóa phẩm, cụ thể là tác phẩm văn học.

Tuy là hai nước Đông Á cách xa nhau về khoảng cách địa lý, nhưng Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố địa - chiến lược, địa - lịch sử, địa - văn hóa (mà yếu tố đồng văn thường được nhấn mạnh hơn cả). Lịch sử bang giao song phương ở riêng lĩnh vực văn hóa giữa hai nước Việt - Hàn (thời điểm này là cả bán đảo Triều Tiên) đã được hình thành từ thế kỷ XIV nhưng phải đến giữa thế kỷ XX, công tác dịch văn học của hai nước mới có dấu hiệu của sự khởi động.

Với việc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao qua Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ vào ngày 22/12/1992, hoạt động dịch thuật và giới thiệu văn học Hàn Quốc ở Việt Nam thực sự đi vào quỹ đạo của sự phát triển. Tháng 8/2001, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI, và đến tháng 10/2009 tiếp tục nâng cấp thành Đối tác hợp tác chiến lược. Chính những cơ sở chính trị này đã tạo tiền đề cho quá trình giao lưu văn học Việt - Hàn phát triển.

Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, tính đến tháng 11/2016, đã có gần 130 đầu sách văn học Hàn Quốc được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản có định hướng đẩy mạnh công tác dịch văn học Hàn, nổi bật là Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam (Hà Nội) và Nhà xuất bản Trẻ (TP.HCM) với nhiều ấn phẩm cập nhật tình hình văn học đương đại ở Hàn Quốc. Trong tâm thế tạo sự “thông hiểu, hợp lực để cùng phát triển”, ngoài hoạt động giảng dạy, Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TP.HCM từng tổ chức dịch và phát hành miễn phí tập sách Những bài thơ hay của văn học hiện đại Hàn Quốc. Sách tập hợp 60 bài thơ được cho là tiêu biểu của Hàn Quốc với lời dịch Việt ngữ trong sáng, gần gũi kèm hình minh họa đặc sắc, quyển sách thật sự là tài liệu hữu ích để độc giả Việt Nam tiếp cận với thơ ca Hàn Quốc.

Không cần đến một cuộc khảo sát xã hội học, nhìn qua thực trạng nêu trên (trên bình diện xuất bản) chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy của văn học Hàn Quốc có vai trò khá mờ nhạt so với các sản phẩm văn hóa khác (phim truyền hình, điện ảnh, thời trang, ẩm thực…) trong đời sống tinh thần của đại chúng Việt trong sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc.

Câu chuyện về giao lưu văn học Việt - Hàn còn thể hiện ở các hoạt động tiếp nhận của giới nghiên cứu. Song song với các lĩnh vực kinh tế, triết học, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, công tác nghiên cứu văn chương hai nước Việt Nam - Hàn Quốc cũng đi vào phác thảo quan hệ so sánh, đối chiếu trong tâm thế tìm ra những điểm tương đồng dị biệt giữa hai dân tộc, kết nối nhau bằng những liên hệ đồng dạng, khẳng định những giá trị cốt lõi riêng biệt. Đề án Phát triển tài nguyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Hàn Quốc ở Việt Nam [AKS-2012-BBZ-211] đang dần được hiện thực hóa bởi hàng loạt các hội thảo, tọa đàm lớn nhỏ như: Hội thảo khoa học quốc tế Văn học Hàn Quốc trong bối cảnh châu Á (tháng 01/2014), Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ pháp tiếng Hàn và Văn hóa - Xã hội Hàn Quốc (tháng 8/2016)…

Trường ĐH KHXHNV- ĐHQG Hà Nội là một trong những địa chỉ mạnh về công tác nghiên cứu Hàn Quốc. Các Hội thảoDịch thuật văn học Hàn Quốc tại Việt Nam (tháng 11/2014), Văn học Hàn Quốctại Việt Nam (tháng 11/2015, phối hợp với Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc) thu hút được nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy, nhiều dịch giả Hàn Quốc và Việt Nam quan tâm tham dự.

Gặp gỡ văn chương Việt Hàn - Korean Vietnam literary exchange event là chương trình được tổ chức thường niên bởi sự phối hợp thực hiện giữa Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc한국문학번역원và Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQG TP.HCM. Chương trình được khởi động vào năm 2014 với buổi giao lưu giữa hai tác giả Nguyễn Ngọc Tư và Kim Young-ha. Theo sau đó là các buổi giao lưu giữa tác giả Hồ Anh Thái và Jeong You-jeong (2015), tác giả Võ Diệu Thanh và Hwang Sun-mi (2016). Cũng nằm trong khuôn khổ của chương trìnhnày, các buổi tọa đàm với chủ đề Phương hướng tăng cường trao đổi, hợp tác dịch thuật và giới thiệu văn học góp phần xúc tiến quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (2015),Xúc tiến giao lưu văn học dịch Việt Nam - Hàn Quốc (2016) đã tạo cơ hội cho các bên trong lĩnh vực văn chương trao đổi, tổng kết, xúc tiến hoạt động kết nối giao lưu.

Bên cạnh hai đơn vị nêu trên, công tác giao lưu văn học Việt - Hàn còn được đẩy mạnh bởi nhiều đơn vị khác như: Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam (Korean Research Association of Vietnam - KRAV), Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), các trường Đại học, Cao đẳng có giảng dạy Hàn Quốc học v.v…

Như vậy, từ lĩnh vực xuất bản đến nghiên cứu chuyên ngành, hoạt động giao lưu văn học Việt - Hàn đã có một diện mạo chung tương đối sôi động và có tiềm năng được đẩy mạnh trong tương lai.

Giao lưu văn hóa Việt-Hàn: xu hướng toàn cầu hóa trong văn học(*) - ảnh 1

Một số sách nghiên cứu văn học Hàn Quốc được giới thiệu tại Việt Nam (ảnh Internet)

Khái niệm giao lưu (exchange) tự trong nội hàm của nó đã định hướng đến sự đối thoại và hợp tác từ hai phía. Tuy vậy, tình hình tiếp nhận văn học Việt Nam ở Hàn Quốc đang trong tình trạng trầm lặng hơn so chiều hướng ngược lại. Hiện nay, (theo thông tin chúng tôi tổng hợp từ Internet), số lượng tác giả Việt Nam có tác phẩm được dịch ở Hàn Quốc chỉ vỏn vẹn một vài tên tuổi. Có thể kể đến như các nhà văn Bảo Ninh, Văn Lê, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái và nhà thơ Hữu Thỉnh.

Về công tác nghiên cứu, trong bài viết Tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam ở Hàn Quốc vào năm 2008, GS.TS. Kim Ki-tae đã thẳng thắn chia sẻ: “Ở Hàn Quốc, số lượng học giả nghiên cứu về văn học Việt Nam rất ít. Văn học hiện đại thì càng ít”. Trước thực trạng có phần “tẻ nhạt” đó ông bày tỏ mong muốn “trong tương lai sẽ có thêm nhiều nghiên cứu về văn học Việt Nam tại Hàn Quốc cùng hòa với việc nghiên cứu văn học Trung Quốc, Đông Bắc Á”. Gần mười năm đã trôi qua tính từ lúc GS.TS. Kim Ki-tae viết nhận định này, khung cảnh tiếp nhận văn học Việt Nam ở Hàn Quốc, trong chừng mực nhất định, có thể nói, tuy có ít nhiều biến chuyển nhưng vẫn chưa tương ứng với tiềm năng vốn dĩ. Thực tế, hiện trạng nghiên cứu này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của những người trong cuộc. Một điểm đáng chú ý là trong khi Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc đã tổ chức trao giải thưởng văn học dịch cho các dịch giả Việt Nam dịch xuất sắc các tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt thì các dịch giả dịch tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Hàn Quốc chưa có được sự khích lệ tương tự.

Trần Xuân Tiến
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Quận Hai Bà Trưng phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025
    Sáng ngày 21/5, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025 trên địa bàn quận. Đây là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong công cuộc xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số của quận Hai Bà Trưng tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số cùng Thủ đô và đất nước.
  • Lũng Chinh - Nơi yêu thương dừng lại
    Ở nơi địa đầu Tổ quốc, giữa đại ngàn đá núi và mây mù quanh năm phủ lối, có những đứa trẻ vẫn ngày ngày băng rừng đến lớp, có những cô giáo lặng lẽ “cắm bản” để giữ ánh sáng con chữ giữa núi rừng. Và cũng chính nơi ấy – xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – đã trở thành điểm dừng chân đầy cảm xúc trong hành trình thiện nguyện của Câu lạc bộ Thiện Tâm trong những ngày tháng 5 này...
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Chương Mỹ dự kiến trong tháng 5 hoàn thiện đề án cán bộ, nhân sự cấp xã mới
    Thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ dự kiến hoàn thiện hồ sơ (tờ trình, đề án, phương án cán bộ kèm hồ sơ nhân sự) trình Thành ủy Hà Nội xong trước ngày 30/5/2025.
  • Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa
    UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
  • Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất – Giao hòa giữa văn hóa đọc và tinh thần Phật giáo
    Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
  • Ra mắt vở nhạc kịch "Không gia đình" nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6
    Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot.
  • Khởi động cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương"
    Từ ngày 17/5-16/6/2025, cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương" chính thức nhận bài dự thi từ các nghệ sĩ trẻ trên toàn quốc, hướng tới tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng miền Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa sáng tạo.
  • Trao tặng 2 chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
    Hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung được trao tặng cho cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để lưu giữ, bảo tồn và trưng bày giới thiệu đến công chúng.
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
Giao lưu văn hóa Việt-Hàn: xu hướng toàn cầu hóa trong văn học(*)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO