Giá xe nhập khẩu khó lòng cạnh tranh xe lắp ráp vào 2018

VnE| 23/11/2017 21:57

Ngoài lợi thế thuế nhập khẩu xuống 0% từ các nước ASEAN, ôtô nhập về Việt Nam đối mặt không ít trở ngại.

Phải đến 2018, ôtô nhập về Việt Nam mới có trong tay lợi thế dường như duy nhất, thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% so với 30% như hiện nay. Theo tính toán từ các hãng, giá xe có thể giảm 20% nhờ ưu đãi này. Tuy vậy, giá xe nhập khẩu có giảm được 20% trên thị trường hay không thì các hãng lại chưa có câu trả lời, bởi hàng loạt những rào cản khác đã dựng lên.

Những khó khăn đó là Nghị định 116/2017 quy định điều kiện kinh doanh ôtô, đề xuất của Bộ Tài chính về thuế tiêu thụ đặc biệt và đề xuất thuế nhập khẩu linh kiện. 

Hãng xe kêu cứu

Mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA) vừa gửi kiến nghị lên Thủ tướng, đề xuất nới lỏng một số quy định đối với ôtô nhập khẩu trong Nghị định 116/2017.

Giá xe nhập khẩu khó lòng cạnh tranh xe lắp ráp vào 2018
Wigo, một trong những mẫu xe mới của Toyota sẽ không thể có mặt tại thị trường Việt Nam như dự kiến vào đầu 2018 do vướng những ràng buộc trong Nghị định 116.

Theo đó, vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp nhập khẩu là "Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài", rất khó đáp ứng.

Lý giải của đại diện VAMA là loại giấy trên không tồn tại ở nhiều quốc gia, nơi chính quyền áp dụng chính sách các nhà sản xuất tự chứng nhận. Hoặc ở một số nước, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể cấp giấy chứng nhận chất lượng loại này nhưng hệ thống tiêu chuẩn và đăng kiểm không giống Việt Nam. 

Chưa dừng lại ở đó, việc kiểm tra xe theo từng lô nhập khẩu cũng khiến các doanh nghiệp kêu khó. Bởi cùng một loại xe nhưng nếu nhập về Việt Nam ở những thời điểm khác nhau, vẫn buộc phải kiểm định chất lượng khí thải, an toàn như lô xe đầu. 

Việc thử nghiệm một mẫu xe có thể kéo dài tới hai tháng, chi phí lên đến 10.000 USD cho mỗi lần thực hiện. Điều này khiến các xe khác trong cùng lô xe nhập phải nằm chờ ở cảng, chi phí lưu kho, bảo dưỡng vì thế tăng lên.

Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu số lượng lớn, thường là xe phổ thông, chi phí phát sinh do thời gian nằm chờ kiểm tra chất lượng có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến giá bán. Ngược lại nhập số lượng ít, doanh nghiệp phải cân nhắc về giá bán tăng hay không để đảm bảo lợi nhuận. 

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu ôtô phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đúng chuẩn thuộc sở hữu của đại lý trong hệ thống hoặc đi thuê. Bên cạnh đó là có giấy xác nhận ủy quyền chính thức từ hãng nước ngoài thực hiện việc triệu hồi xe tại Việt Nam.

So với hai quy định nêu trên, ràng buộc khác "dễ thở" hơn cho các hãng sản xuất, lắp ráp trong nước là yêu cầu đường thử 800 m.

Những rào cản "nhãn tiền" khác

Nếu những đề nghị của VAMA được giải quyết theo hướng các doanh nghiệp mong muốn thì điều đó cũng không có nghĩa là giá xe được thoải mái giảm theo thuế bởi còn hai rào cản thuế khác.

Bộ Tài chính có những đề xuất về thuế liên quan đến ôtô vào 2018. Đầu tiên là đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị tạo ra trong nước của mỗi xe. Thứ hai, miễn thuế một số linh kiện quan trọng nếu doanh nghiệp đạt đủ số lượng theo quy định ràng buộc kèm theo. 

Các chuyên gia tính toán, cả hai đề xuất trên nếu được phê chuẩn và có hiệu lực, xe lắp ráp trong nước chiếm ưu thế hơn về giá trước xe nhập khẩu, cơ hội tiếp cận khách hàng vì thế cũng lớn hơn.

"Đầu 2018, xe nhập khẩu vẫn có thể giảm giá vài chục đến cả trăm triệu, tuy nhiên vào sâu 2018 thì lợi thế này càng mong manh", một chuyên gia từ hãng xe Nhật nhận định. "Với những bức tường cao thế này, tôi e ngại giá xe nhập khẩu khó lòng cạnh tranh với xe lắp ráp.

Xe nhập khẩu có thể giảm giá 10-20% nhưng xe lắp ráp thậm chí còn có thể giảm tốt hơn nữa nếu các hãng tăng được tỷ lệ giá trị nội địa cũng như lượng linh kiện được miễn thuế nhập khẩu tăng lên.

Vị này cũng cho biết, hãng mong đặt giá thấp một cách tối ưu, để tăng doanh số chứ không vì lợi nhuận mỗi xe cao mà bán được số lượng ít. Tuy vậy, ý chí của một mình hãng xe là chưa đủ, vì giá còn phụ thuộc vào chính sách.

Những hãng từng có kế hoạch chuyển sang nhập khẩu như Toyota với Fortuner, Honda với Civic và CR-V cũng rơi vào trạng thái mông lung khi không thể đưa ra chiến lược giá trong dài hạn mà phải tuỳ thuộc chính sách. Trong khi đó, một hãng xe Nhật khác tại Việt Nam vốn chuyên xe nhập khẩu chuẩn bị chuyển sang lắp ráp một mẫu SUV.

Riêng ôtô nhập khẩu cũ, "lướt", đề xuất của Bộ Tài chính từ 2018 thay đổi cách tính thuế theo hướng tăng mạnh ở tất cả các dòng, khiến giá xe cũ cao hơn xe mới trên thị trường. Cửa nhập dành cho ôtô "lướt" gần như khép lại.

Đối diện những khó khăn bởi chính sách và chiến lược của cơ quan quản lý, lợi thế thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% từ 2018 là không đủ để chi phối hoàn toàn các hãng tại Việt Nam chuyển hẳn đầu tư sang xe nhập khẩu. 
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Giá xe nhập khẩu khó lòng cạnh tranh xe lắp ráp vào 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO