Văn học - Nghệ thuật

Giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam với sự phát triển của văn học nghệ thuật

Thụy Phương 15:02 02/03/2023

Tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam” do Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng 2/3 đã thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, nhà thơ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định: “Đề cương về văn hóa Việt Nam là tuyên ngôn đầu tiên của Đảng về chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, tạo nền tảng lý luận quan trọng hình thành các chủ trương, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng gắn với mỗi giai đoạn cách mạng. Đây là văn kiện khai phóng, cắm mốc lịch sử tư duy chiến lược sâu sắc về việc Đảng vô sản phải kịp thời nắm quyền lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, tổ chức, tập hợp đội ngũ trí thức văn hóa, văn nghệ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, chấn hưng nền văn hóa mới của dân tộc, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động”.

1.jpg
Tọa đàm đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, thực tiễn sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ hiện nay cho thấy tư tưởng dân tộc hóa, đại chúng hóa khoa học hóa của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị.

“Trải qua một thời gian dài, thế giới cũng như trong nước có nhiều thay đổi, song Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn luôn cho thấy tình thời sự của nó. Điều đó cho thấy giá trị của một tài liệu mang tính chính trị, song lại mang đậm giá trị văn hóa đối với đất nước chúng ta”. GS.TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhấn mạnh.

Soi chiếu hệ giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam vào các lĩnh vực của văn học nghệ thuật, các đại biểu tham gia tọa đàm cũng đề cập tới những vấn đề còn tồn tại trong đời sống văn học nghệ thuật hiện nay đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm phát huy hơn nữa vai trò của văn học nghệ thuật. Cụ thể, đó là việc tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế để thúc đẩy văn học nghệ thuật phát triển; bổ sung, hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu mới trong hoạt động văn học nghệ thuật; chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá giá trị, thành tựu của văn học nghệ thuật; kiến tạo sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa các dân tộc thiểu số…

Theo NSND, họa sĩ Vương Duy Biên – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, rất cần có sự quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết đã có của Đảng về văn học nghệ thuật nói riêng và về văn hóa nói chung.

NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho rằng nên đặt sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật trong mối tương quan với phát triển công nghiệp văn hóa. Cần phải nghiên cứu và khu biệt những phân khúc của từng loại hình văn học nghệ thuật, từng nhóm, thể loại, chủ đề để có phương án tổ chức, lãnh đạo, quản lý, hỗ trợ đầu tư đúng tầm, đúng hướng. Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn tới vấn đề giáo dục văn học, nghệ thuật trong môi trường gia đình, trường học, xã hội; chăm lo cho đội ngũ văn nghệ sĩ trong điều kiện mới...

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, chất lượng dân trí hiện nay được nâng cao rất nhiều, bởi thế chất lượng văn học nghệ thuật càng phải nâng cao, vì tác phẩm có hay thì mới đến được với công chúng. Ông cũng bày tỏ mong muốn từ cuộc tọa đàm sẽ lan tỏa, thúc đẩy sáng tạo của giới văn nghệ sĩ để có thêm nhiều những tác phẩm hay, phục vụ đất nước.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: “Thực tiễn 80 năm qua đã chứng minh đề cương văn hóa Việt Nam như sự khai phá, mở đường cho văn hóa Việt Nam. Đến nay, Đề cương vẫn đóng vai trò hạt nhân trong đường lối phát triển văn hóa văn nghệ dân tộc”. Để  văn học, nghệ thuật Việt Nam tiếp tục phát triển, đạt được những thành tựu mới trong bối cảnh hiện nay, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng cần tiếp tục thay đổi, nâng cao, nhận thức của hệ thống chính trị các cấp về vai trò, vị trí của văn học nghệ thuật đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thêm nữa, cần tập trung nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam và phát huy mạnh mẽ vai trò của phê bình văn học, nghệ thuật; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ kế cận; cải thiện môi trường làm nghề cho văn nghệ sĩ; nâng cao năng lực thẩm mỹ của công chúng.

Bài liên quan
  • Làm sáng tỏ tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua
    Chiều 1/3, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua”. Tọa đàm là một sự kiện ý nghĩa trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hoá Việt Nam”.
(0) Bình luận
  • Ra mắt bộ sách ảnh “Saigon 365” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và con trai - Nguyễn Huỳnh Bách, vừa ra mắt bộ sách ảnh streetlife (Cuộc sống đường phố) mang tên “Saigon 365” tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh.
  • Cơ hội khám phá thế giới sách tranh thiếu nhi UK
    Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/2025 tại NXB Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hà Nội sẽ diễn ra "Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo". Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa nhằm giới thiệu tinh hoa sách tranh thiếu nhi Anh quốc đến độc giả Việt Nam.
  • Phát động Cuộc thi văn xuôi “Trang viết và cuộc sống"
    Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình phát động Cuộc thi Văn xuôi “Trang viết và cuộc sống” trên tạp chí Văn nghệ Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.
  • Di sản nét mực: Cuộc thi viết toàn cầu cho người trẻ Việt Nam 2025
    Với sứ mệnh tôn vinh văn hóa và bản sắc Việt, cuộc thi "Di sản nét mực: cuộc thi viết toàn cầu cho người trẻ Việt Nam 2025" (Legacy in Ink: Vietnamese Writers’ Global Contest) chính thức khởi động với chủ đề "Bản sắc chúng ta". Đây là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam trên toàn thế giới khẳng định tiếng nói của mình qua ngòi bút.
  • Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ được tổ chức tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
    Ngày 12/2/2025, tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ chính thức được tổ chức với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Đây là lần đầu tiên sự kiện thơ lớn này được tổ chức ngoài Thủ đô Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đưa Ngày thơ Việt Nam đến gần hơn với công chúng cả nước.
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 2): Khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh
    Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng, dự kiến được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh để văn học nước nhà bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam với sự phát triển của văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO