Văn học - Nghệ thuật

Làm sáng tỏ tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua

Thụy Phương 05:28 02/03/2023

Chiều 1/3, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua”. Tọa đàm là một sự kiện ý nghĩa trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hoá Việt Nam”.

Chủ trì tọa đàm có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Cùng dự tọa đàm còn có các đại biểu là thành viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; đại diện các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ…

quang-canh-toa-dam.jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Tại tọa đàm, các tham luận và ý kiến đã góp phần làm rõ quan điểm cơ bản về văn hóa, văn nghệ và giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, lâu bền của Đề cương về văn hóa Việt Nam; quá trình kế thừa, vận dụng và phát triển những nội dung quan trọng của Đề cương trong việc xây dựng và phát triển tư duy lý luận văn nghệ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; quá trình vận dụng, sáng tạo và phát triển của đường lối văn nghệ thời kỳ đổi mới và hội nhập...

PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định: "Đề cương về văn hóa Việt Nam ngay từ khi ra đời đã khẳng định tư duy, tầm nhìn, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng ta về cách mạng và văn hóa; như ngọn đèn pha soi rọi cho những người cộng sản và toàn dân nhìn thấy con đường mình đang đi và sẽ đi tới; động viên, thức tỉnh, dẫn đường giới trí thức, văn nghệ sĩ dấn thân vào sự nghiệp cứu nước, hăng hái tham gia mặt trận văn hóa, tư tưởng. Những nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã định hướng xây dựng tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật, từ đó có những chỉ đạo, đường lối, chính sách phát triển văn học, nghệ thuật tạo nhiều dấu ấn trong 80 năm qua".

Tại tọa đàm, nhiều đại biểu cũng đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị về định hướng và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển để xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Để tiếp tục phát huy giá trị của Đề cương trong thời gian tới, PGS.TS Đào Duy Quát kiến nghị nên thành lập Ban chỉ đạo chấn hưng và phát triển nền văn hóa và con người Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. PGS.TS Bùi Hoài Sơn thì cho rằng, cần có cuộc cách mạng về văn hóa mà bắt đầu từ việc đổi mới tư duy về văn hóa...

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ chuẩn bị xây dựng một chương trình tổng thể về chấn hưng văn hóa, trong đó đặc biết chú trọng vấn đề văn hóa và con người. Phó Thủ tướng mong muốn thời gian tới các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ sẽ đồng hành cùng Chính phủ, có những đóng góp thiết thực để chuẩn bị cho lộ trình phát triển mới này...

pb-cd.jpg
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu tổng kết tọa đàm, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: “Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, đã định hướng đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong suốt 80 năm qua”.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị thời gian tới Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tiếp tục tập trung tổ chức một số công tác trọng tâm là: Tham gia tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tổng kết công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam sau 50 năm đất nước thống nhất, tham gia Chương trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng bày tỏ mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý, văn nghệ sĩ tiếp tục hiến kế, đề xuất những giải pháp khả thi, đưa đường lối của Đảng vào đời sống, quảng bá ngày càng sâu rộng văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền văn học nghệ thuật để chúng ta có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật thể hiện chân thực đời sống nhân dân, dân tộc, giàu giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại.

Kết quả tọa đàm là cơ sở xây dựng những luận cứ khoa học góp phần làm sáng tỏ tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua. Trên cơ sở đó, Hội đồng tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược đưa đường lối của Đảng vào đời sống, quảng bá ngày càng sâu rộng văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, thúc đẩy nền văn học, nghệ thuật nước ta phát triển mạnh mẽ, giàu giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ra mắt bộ sách ảnh “Saigon 365” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và con trai - Nguyễn Huỳnh Bách, vừa ra mắt bộ sách ảnh streetlife (Cuộc sống đường phố) mang tên “Saigon 365” tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh.
  • Cơ hội khám phá thế giới sách tranh thiếu nhi UK
    Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/2025 tại NXB Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hà Nội sẽ diễn ra "Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo". Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa nhằm giới thiệu tinh hoa sách tranh thiếu nhi Anh quốc đến độc giả Việt Nam.
  • Phát động Cuộc thi văn xuôi “Trang viết và cuộc sống"
    Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình phát động Cuộc thi Văn xuôi “Trang viết và cuộc sống” trên tạp chí Văn nghệ Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.
  • Di sản nét mực: Cuộc thi viết toàn cầu cho người trẻ Việt Nam 2025
    Với sứ mệnh tôn vinh văn hóa và bản sắc Việt, cuộc thi "Di sản nét mực: cuộc thi viết toàn cầu cho người trẻ Việt Nam 2025" (Legacy in Ink: Vietnamese Writers’ Global Contest) chính thức khởi động với chủ đề "Bản sắc chúng ta". Đây là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam trên toàn thế giới khẳng định tiếng nói của mình qua ngòi bút.
  • Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ được tổ chức tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
    Ngày 12/2/2025, tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ chính thức được tổ chức với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Đây là lần đầu tiên sự kiện thơ lớn này được tổ chức ngoài Thủ đô Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đưa Ngày thơ Việt Nam đến gần hơn với công chúng cả nước.
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 2): Khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh
    Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng, dự kiến được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh để văn học nước nhà bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Làm sáng tỏ tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO