Văn học - Nghệ thuật

TS Ngô Phương Lan nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp

Thụy Phương 28/05/2025 08:49

Ngày 26/5/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati đã thay mặt nước Cộng hòa Pháp trao Huân chương Văn học và Nghệ thuật bậc sĩ quan cho Tiến sĩ, nhà lý luận, phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những đóng góp bền bỉ và sâu sắc của bà với điện ảnh Việt Nam và quan hệ hợp tác văn hóa Việt - Pháp.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Rachida Dati khẳng định: “Huân chương này là sự ghi nhận cho một hành trình phi thường – hành trình của một người phụ nữ có sự tận hiến không biên giới đối với điện ảnh, với tầm ảnh hưởng vượt xa khỏi biên giới Việt Nam. Bà cũng là biểu tượng sống động cho sự gắn kết bền chặt giữa hai đất nước chúng ta”.

TS Ngô Phương Lan sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bà từng theo học tại Trường Đại học Điện ảnh Quốc gia VGIK tại Moskva, nơi bà tiếp cận với những kiệt tác điện ảnh thế giới và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các đạo diễn Pháp như François Truffaut và Alain Resnais.

npl-hc34.jpeg
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp Rachida Dati trao tặng Huân chương Văn học nghệ thuật bậc sĩ quan cho Tiến sĩ Ngô Phương Lan.

Từ năm 2012 đến 2018, trên cương vị Cục trưởng Cục Điện ảnh, bà Ngô Phương Lan đã góp phần đổi mới tư duy quản lý và thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Luận án tiến sĩ của bà với đề tài “Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam” xuất bản bằng tiếng Anh được đánh giá là một đóng góp quan trọng cho việc đưa điện ảnh Việt Nam đến gần hơn với công chúng quốc tế.

Sau khi rời nhiệm sở năm 2018, bà tiếp tục gắn bó với điện ảnh bằng những sáng kiến mới. Năm 2019, bà sáng lập Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA). Năm 2023, bà khởi xướng Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF) – liên hoan phim thường niên đầu tiên của Việt Nam, kết hợp giữa sân khấu nghệ thuật và diễn đàn chuyên môn quốc tế. “Tôi rất hy vọng là trong tương lai gần, DANAFF nói riêng và điện ảnh Việt Nam nói chung sẽ còn nhận được sự hỗ trợ thường xuyên và hiệu quả hơn của Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao Pháp, Viện Pháp cho sự nuôi dưỡng và phát triển một thế hệ làm phim trẻ tài năng, chuyên nghiệp của Việt Nam”, Tiến sĩ Ngô Phương Lan chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà còn tham gia tích cực trong các hoạt động hợp tác điện ảnh Pháp - Việt như: Liên hoan phim Việt Nam tại Saint Malo năm 2014 hay sự kiện “Đêm Việt Nam” tại Liên hoan phim Cannes 2017 với sự hợp tác giữa Cục Điện ảnh Việt Nam và Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp (CNC). Gần đây, DANAFF phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức “Tiêu điểm điện ảnh Pháp” với các bộ phim chọn lọc và tọa đàm chuyên sâu, trong đó có chủ đề kết nối các liên hoan phim Cannes – Busan – DANAFF.

Tại DANAFF 3 diễn ra từ ngày 29/6 đến 5/7/2025, sáng kiến “DANAFF’s TALENT” và chợ dự án “Vườn ươm dự án” sẽ là nơi ươm mầm những nhà làm phim trẻ với sự đồng hành của các chuyên gia Pháp và hỗ trợ tài chính từ CNC.

npl.jpg
Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati và Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL Lê Hải Bình chúc mừng TS Ngô Phương Lan.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Ngô Phương Lan xúc động chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình được nhận danh hiệu danh giá này, cho dù từ nhỏ, tôi yêu thích văn học Pháp, khi học ở trường Đại học Điện ảnh, tôi say mê phim của các đạo diễn Pháp như Alain Resnais hay François Truffaut...”.

Danh hiệu Huân chương Văn học và Nghệ thuật bậc sĩ quan là phần thưởng xứng đáng cho một hành trình bền bỉ, đầy đam mê và sáng tạo. Đó không chỉ là sự ghi nhận cá nhân đối với TS Ngô Phương Lan mà còn là biểu tượng của cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Pháp./.

Bài liên quan
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
(0) Bình luận
  • Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu qua đời ở tuổi 99
    Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu - bà Nghị Quế của điện ảnh Việt những năm 60 đã qua đời lúc 3h10 sáng 24/5 do tuổi cao, sức yếu.
  • Triển lãm tài liệu lưu trữ cá nhân của 8 văn nghệ sỹ gạo cội
    Sáng 21/5, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức tọa đàm và triển lãm về tài liệu xuất xứ cá nhân giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 văn nghệ sỹ gạo cội.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
TS Ngô Phương Lan nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO