Gặp mặt nhân chứng lịch sử chiến thắng ''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không''

Phương Anh| 14/12/2022 19:59

Ngày 13/12, huyện Thanh Trì long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và giao lưu, gặp mặt truyền thống với nhân chứng lịch sử.

Tới dự buổi lễ có Trung tướng Phạm Tuân, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Anh hùng Liên Xô; Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học.

220221214005903.jpg
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tại huyện Thanh Trì.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Tiến Cường khẳng định, với bản lĩnh, ý chí quyết tâm “dám đánh, biết đánh và quyết thắng” cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, nên ngay từ trận đầu ra quân, đêm ngày 18/12/1972, bộ đội ta đã bắn rơi tại chỗ “Siêu pháo đài bay” B-52, mở màn cho những thắng lợi vang dội trong những trận đánh sau đó.

Trong 12 ngày đêm, quân và dân Hà Nội sát cánh cùng các lực lượng, các địa phương đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó, có 34 chiếc B-52, bắt nhiều phi công Mỹ, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Dù 50 năm đã trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bảo vệ bình yên bầu trời Hà Nội vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức người lính trực tiếp tham gia chiến dịch, được tái hiện lại qua các câu chuyện kể xúc động, những giải đáp cặn kẽ, thấu đáo về chiến thắng lịch sử này.

tt-2-.jpg
Giao lưu với nhân chứng lịch sử.

Trung tướng Phạm Tuân nhấn mạnh, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng của trí tuệ, sự tìm tòi, sáng tạo, ý chí quyết tâm, quả cảm của quân và dân ta khi Mỹ sở hữu đầy đủ những vũ khí tối tân, đối lập với các trang vũ khí hạn chế và lực lượng không quân rất mỏng của ta. Bên cạnh đó ông mong muốn các thế hệ trẻ xây dựng cho mình bản lĩnh, ý chí quyết tâm đạt được mục tiêu của mình; sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, góp phần đưa đất nước “đi tắt, đón đầu”, đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

Trân trọng biết ơn những cống hiến của Trung tướng Phạm Tuân, lãnh đạo huyện Thanh Trì đã trao tặng Trung tướng bó hoa tươi thắm và tặng quà cho 12 nhân chứng lịch sử của huyện.

Bài liên quan
  • Chiến thắng ''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'' sức mạnh tổng hợp của quân và dân Hà Nội
    Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Góp phần làm nên chiến thắng đó có sự tham gia của quân và dân Thủ đô phối hợp quân và dân các tỉnh phía Bắc.
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Gặp mặt nhân chứng lịch sử chiến thắng ''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO