Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng

Võ Lâm/Ảnh:Viết Thành/HNM| 15/01/2019 22:21

Chiều 15-1, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng
Quang cảnh buổi gặp mặt

Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vũ Hồng Khanh; Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng.

Mở đầu buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã thông tin nhanh tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.

Trong đó, thực hiện chủ đề năm 2018 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao, sự vào cuộc tích cực, đồng bộ và có hiệu quả của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, thành phố đã đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt. Kinh tế tăng trưởng khá, xã hội ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,61% với quy mô 906,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,08%). 

Điều quan trọng là từ những kết quả đó, đời sống của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 116 triệu đồng/năm; riêng khu vực nông thôn đạt 46 triệu đồng/năm, gấp 5,76 lần so với năm 2008. 

Thành phố cũng hoàn thành chương trình hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho 4.166 hộ nghèo, đạt 103% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (năm 2018 còn 1,16%) về đích sớm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đề ra.

Nhiều đại biểu đã nêu ý kiến trao đổi, kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo thành phố. Trong đó, PGS. TS Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội đánh giá, lãnh đạo thành phố đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, lắng nghe và giải quyết ý kiến, kiến nghị của người dân. Nhờ đó, những vấn đề bức xúc dân sinh, những mong muốn của người dân đã được giải quyết kịp thời, có hiệu quả. 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội bày tỏ vui mừng trước những thành tựu phát triển của Thủ đô, sự thay đổi của Hà Nội từng ngày. Qua trải nghiệm của bản thân, nhà thơ nhấn mạnh, cải cách hành chính tiến bộ nhiều, thủ tục rất nhanh gọn; nhưng đồng thời kiến nghị thành phố tập trung khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.

GS. TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; GS. TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Hòa thượng Thích Chiếu Tuệ, Ủy viên Thường trực, Phó Thư ký kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội; Trưởng ban Đại diện lâm thời Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê su Ky tô Việt Nam Hoàng Văn Tùng đều khẳng định sẽ nỗi lực đồng hành cùng thành phố thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thúc đẩy Thủ đô ngày càng phát triển.
Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chúc Tết các đại biểu.

Phát biểu chúc Tết các đại biểu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, những thành tựu của Thủ đô trong năm 2018 có sự đóng góp, cống hiến tích cực, bền bỉ, tâm huyết, trách nhiệm với tình yêu Hà Nội của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố. Cụ thể, các hội liên hiệp đã làm tốt chức năng cầu nối giữa thành phố với giới trí thức, tích cực tham gia cùng thành phố xây dựng các cơ chế, chính sách. Đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, lãnh đạo, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đều có những nỗ lực, vươn lên, khẳng định được thành công trên lĩnh vực liên quan, có đóng góp thiết thực cho Thủ đô và đất nước. Trong đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu, giới thiệu, phát minh nhiều công trình, ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Các vị chức sắc của 8 tôn giáo được công nhận trên địa bàn thành phố đóng góp thiết thực vào các phong trào thi đua, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, xoá đói, giảm nghèo ở các địa bàn dân cư... 

Thay mặt lãnh đạo thành phố, đồng chí Hoàng Trung Hải trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến toàn thể văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng. 

Nhấn mạnh ý nghĩa của lòng tin và tinh thần đồng thuận đối với môi trường bình yên của Thủ đô, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động, đồng chí Hoàng Trung Hải mong muốn, các văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng quan tâm, tích cực đóng góp xây dựng cộng đồng đồng thuận bền vững, phòng ngừa tác động tiêu cực từ những biến động xã hội bên ngoài. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Thủ đô có lợi thế mà không địa phương nào khác có được - nơi đội ngũ trí thức tinh hoa của đất nước tụ hội. Đây là tiềm năng, tiềm lực mà thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư, phát huy mạnh trong thời gian tới. 

Nêu rõ tình hình Thủ đô với khối lượng công việc lớn, nhiều khó khăn đang đặt ra, đồng thời khẳng định quyết tâm, nỗ lực của thành phố, đồng chí Hoàng Trung Hải mong muốn các văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng tiếp tục đồng hành, phấn đấu vì Thủ đô thân yêu, vì trách nhiệm của người Thủ đô đối với đất nước, xây dựng Hà Nội thực sự là Thủ đô hòa bình, có môi trường văn hóa, văn minh, hiện đại. Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, lãnh đạo thành phố sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa để tiếp xúc, đối thoại, tiếp thu ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo và lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO