Múa

Gần 500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Múa quốc tế - 2024

Hương Giang 14/08/2024 14:06

Liên hoan Múa quốc tế - 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương, TP Huế) từ ngày 17 - 22/8.

z5729686511323_1cd332eb49f19f49cdd5953d6eb9a8e3.jpg
Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Liên hoan Múa quốc tế là sự kiện văn hóa nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, là nơi hội tụ các đơn vị nghệ thuật múa trên toàn quốc và các đơn vị nghệ thuật múa tiêu biểu đến từ nhiều quốc gia. Liên hoan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức theo định kỳ 3 năm một lần gồm các đơn vị biểu diễn nghệ thuật múa chuyên nghiệp, tiêu biểu của các vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới và những đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam.

Theo Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Liên hoan Múa quốc tế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17 – 22/8 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và hội tụ gần 500 nghệ sĩ, diễn viên của 17 đơn vị nghệ thuật đại diện cho 9 quốc gia gồm Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và nước chủ nhà Việt Nam.

Ban tổ chức cho biết, các thể loại múa sẽ góp mặt tại Liên hoan Múa quốc tế - 2024 là múa ngắn, thơ múa, tổ khúc múa, kịch múa ngắn và kịch múa với phong cách dân gian, cổ điển, hiện đại… Về hình thức có múa solo, duo, trio, múa tập thể... Các tác phẩm tham gia Liên hoan Múa quốc tế - 2024 phải là các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện được nội dung, tư tưởng và hình tượng nghệ thuật thông qua các yếu tố như cấu trúc tác phẩm, kết cấu ngôn ngữ múa, xử lý âm nhạc, xây dựng hình tượng nhân vật, thủ pháp xử lý không gian, thời gian, đạo cụ, kỹ thuật diễn xuất cho diễn viên, sử dụng trang phục… phù hợp với văn hóa Việt Nam.

z5729686514204_08e0caf4a0eecb1182032fce50889ead.jpg
Pano quảng bá Liên hoan Múa quốc tế - 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế,

Bên cạnh đó, Liên hoan Múa quốc tế - 2024 là dịp quảng bá tiềm năng, thế mạnh về kinh tế - xã hội và các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế tới bạn bè trong nước và quốc tế./.

Bài liên quan
  • Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 2 - năm 2024
    Từ ngày 9-10/5, tại quảng trường Nhà hát TP Hải Phòng sẽ diễn ra Chương trình Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng “Hải Phòng - Miền di sản 2024”, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ đến từ Đoàn Cải lương Hải Phòng, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
(0) Bình luận
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
    Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
  • 5 quốc gia tham dự Liên hoan Múa châu Á tại Hà Nội
    Theo đó, Liên hoan sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 2 đến 4/12. Sự kiện quy tụ 5 quốc gia, gồm: Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Các đoàn nghệ thuật Việt Nam đạt được thành công nổi bật tại Liên hoan Múa quốc tế - 2024
    Các đoàn nghệ thuật Việt Nam đã đạt được những thành công nổi bật thông qua các chương trình biểu diễn và các tác phẩm múa độc lập tại Liên hoan Múa quốc tế 2024 diễn ra ở Cố đô Huế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
  • Tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo năm 2025
    Chiều 27/6, tại Hà Nội, Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Gần 500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Múa quốc tế - 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO