Múa

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”

Thanh Hoa thực hiện 06:54 09/05/2025

Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.

PV: Là một nghệ sĩ gắn bó nhiều năm trong lực lượng vũ trang, anh có thể chia sẻ cảm xúc khi ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang đến gần?

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: Ngay sau ngày giải phóng 30/4/1975, Bộ tư lệnh Phòng không Không quân đã quyết định cho một chuyến máy bay chở toàn bộ, diễn viên toàn Đoàn Văn công Phòng không Không quân vào Sài Gòn biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân. Chuyến lưu diễn của Đoàn kéo dài gần 2 tháng. Chúng tôi là thế hệ sau không được trực tiếp vào biểu diễn nhưng vẫn luôn tự hào vì được đứng trong hàng ngũ Đoàn Quân đội đầu tiên biểu diễn tại Sài Gòn trong dấu mốc lịch sử. Và mỗi dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi như được sống lại không khí hào hùng năm xưa, hăng say luyện tập, bổ sung các tiết mục vào chương trình của Đoàn như: “Dáng đứng Việt Nam”; “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, “Hành quân giữa mùa xuân”, “Lá đỏ”, “Tiến về Sài Gòn”, “Mùa xuân trên TP. Hồ Chí Minh”…

PV: Nhìn lại chặng đường hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật, đâu là những kỷ niệm sâu sắc nhất mà anh luôn ghi nhnhớ?

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: Năm 1976, tôi theo học tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Sau khi tốt nghiệp, tôi về công tác tại Đoàn Văn công Phòng không Không quân và gắn bó với nghệ thuật trong quân đội suốt hơn 40 năm, cho đến khi nghỉ hưu năm 2019. Trong chặng đường hơn bốn thập kỷ hoạt động nghệ thuật trong lực lượng vũ trang, và sau này là sáu năm trong môi trường dân sự, tôi đã trải qua rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, có hai kỷ niệm mà tôi luôn khắc ghi sâu sắc nhất…

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh

Tôi đã có ba lần ra Trường Sa biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vào các năm 1991, 2010 và 2011. Lần đầu tiên đặt chân đến quần đảo vào năm 1991, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh hoang sơ của các đảo xa. Khi đó, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương phải đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: nước ngọt, rau xanh, điện, tivi, thậm chí cả sóng điện thoại. Chứng kiến những gian nan, vất vả ấy, chúng tôi càng thêm khâm phục tinh thần kiên cường của các anh…

Nhưng điều khiến tôi xúc động nhất chính là tình cảm chân thành của các chiến sĩ dành cho đoàn nghệ thuật. Những buổi biểu diễn không chỉ mang đến niềm vui mà còn như một sợi dây gắn kết, giúp chúng tôi và các anh gần nhau hơn, như những người thân lâu ngày gặp lại. Ngày chia tay, ai nấy đều bùi ngùi, mắt đỏ hoe. Các anh tặng chúng tôi những vỏ ốc, vỏ trai biển, những kỷ vật giản dị mà chứa đựng bao tình cảm sâu nặng.

Một kỷ niệm khác mà tôi không thể nào quên là vào năm 2008, khi lần đầu tiên đảm nhận cương vị Đoàn trưởng - Chỉ đạo nghệ thuật, dẫn đoàn tham gia Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân. Lúc đó, tôi thực sự lo lắng bởi kinh nghiệm trong chỉ đạo và dàn dựng các chương trình nghệ thuật lớn của tôi còn hạn chế. Tuy nhiên, sự động viên, tin tưởng từ các Thủ trưởng trong Quân chủng, anh chị em đồng nghiệp và toàn thể cán bộ, diễn viên trong Đoàn đã tiếp thêm động lực để tôi vững tin hơn. Qua rất nhiều gian nan, vất vả trong sáng tác, luyện tập, Đoàn chúng tôi đã vô cùng vui mừng khi chương trình nghệ thuật đã giải Xuất sắc với 3 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc. Tại hội diễn năm đó, ngoài tiết mục múa “Khát vọng bầu trời” do tôi biên đạo đạt huy chương Vàng, tôi còn vinh dự nhận danh hiệu Chỉ đạo nghệ thuật Xuất sắc. Những thành tựu này không chỉ là một kỷ niệm đẹp mà còn tiếp thêm cho tôi động lực, vững vàng, tự tin hơn trên hành trình nghệ thuật của mình.

PV: Từ vai trò Trưởng Đoàn Văn công Phòng không Không quân đến Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa Hà Nội, anh nhận thấy có điểm gì tương đồng và khác biệt khi hoạt động trong hai môi trường nghệ thuật khác nhau?

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: Điểm tương đồng cốt lõi giữa hai môi trường chính là sứ mệnh của người nghệ sĩ: dù ở đâu, họ cũng không ngừng sáng tạo, miệt mài luyện tập và phát triển nghệ thuật. Mỗi ngày, chúng tôi đều nỗ lực xây dựng những chương trình có giá trị tư tưởng sâu sắc, chất lượng nghệ thuật cao, nhằm phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Khi mang trên vai trọng trách của một người chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, chúng tôi không chỉ sáng tạo nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ đặc thù: động viên, cổ vũ tinh thần cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng cho công tác huấn luyện, chiến đấu và học tập, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh. Đồng thời, chúng tôi cũng có trách nhiệm nâng cao đời sống tinh thần, bồi dưỡng khả năng thưởng thức nghệ thuật và thẩm mỹ cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội.

Còn khi công tác tại Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội - một tổ chức xã hội nghề nghiệp ngoài quân đội, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sáng tác, nghiên cứu và lý luận về múa - công việc lại mang một sắc thái khác. Hội hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tuân thủ đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, với mục tiêu khuyến khích hội viên phát huy giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội. Từ đó, tạo ra những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đóng góp cho sự phát triển của ngành múa nước nhà.

Vì vậy, dù có những điểm tương đồng nhưng nhiệm vụ của hai đơn vị vẫn có sự khác biệt rõ rệt. Điều này khiến tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu khi triển khai nhiệm vụ tại Hội. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm trong công tác sáng tác và chỉ đạo nghệ thuật tại Đoàn Văn công chuyên nghiệp, cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành và các đồng chí nguyên là Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành khóa trước, tôi dần thích nghi và góp phần đưa các hoạt động của Hội đạt được những kết quả tốt.

PV: Trong vai trò Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội, anh và các hội viên đã có những hoạt động nào để thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật múa Thủ đô?

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: Dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, trong những năm qua, BCH Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội luôn chủ động tổ chức tốt các hoạt động theo kế hoạch nhiệm vụ năm, các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn; tham gia tốt việc thực hiện chiến lược phát triển văn hóa nghệ thuật và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. BCH cũng luôn khuyến khích, động viên tinh thần đến các hội viên phát huy tốt năng lực sáng tạo, tiếp tục cống hiến nhiều tác phẩm, công trình nghệ thuật phong phú, đa dạng về loại hình và ngôn ngữ thể hiện, có giá trị cao về tư tưởng và thẩm mỹ…

Hội thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế tại các lễ hội ở khu vực nội, ngoại thành Hà Nội để tìm hiểu về múa cổ truyền Thăng Long – Hà Nội. Đồng thời, Hội cũng mở rộng các đợt đi thực tế sáng tác tại nhiều địa phương trên cả nước, tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề. Sự đa dạng của các hoạt động này, cùng với nguồn tư liệu phong phú, đã góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng năng lực sáng tạo và trình độ chuyên môn cho hội viên. Nhờ đó, các hội viên có thêm cảm hứng sáng tác, đóng góp nhiều kịch bản và tác phẩm chất lượng cho Hội Múa Hà Nội cũng như ngành múa Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Đặc biệt, trong năm 2024, Hội đã triển khai thành công đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội”. Cả hai nhóm nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức biểu diễn đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chương trình biểu diễn “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội” đã phục dựng nhiều điệu múa cổ đặc sắc, quy tụ hơn 300 nghệ nhân cùng đông đảo thanh thiếu niên tham gia, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

PV: Anh có thể chia sẻ thêm về những kế hoạch của Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội trong thời gian tới?

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chương trình hành động của TP. Hà Nội và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, tập trung xây dựng chủ thể sáng tạo là con người Hà Nội hiện đại, thanh lịch, văn minh. Bên cạnh đó, Hội sẽ nâng cao chất lượng các buổi hội thảo, tọa đàm và các chuyến đi thực tế, tạo điều kiện cho hội viên phát huy năng lực sáng tạo, đóng góp nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng và thẩm mỹ cao; tích cực tham gia chiến lược phát triển văn hóa nghệ thuật và công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Đặc biệt, Hội sẽ dồn mọi nguồn lực để triển khai giai đoạn tiếp theo của đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội”...

Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh và các hội viên Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội trong chuyến thâm nhập thực tế năm 2024.

Dù phương thức hoạt động của các hội chuyên ngành có thể thay đổi trong thời gian tới, Ban Chấp hành cam kết duy trì thường xuyên các hoạt động của Hội, đảm bảo đạt được những thành tựu cao nhất, góp phần vào sự phát triển không ngừng của nghệ thuật múa Thủ đô và Việt Nam đương đại./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • [Video] Bản hòa âm Người Hà Nội
    40 năm là một hành trình mà tờ báo – tạp chí Người Hà Nội mang đậm bản sắc văn học nghệ thuật Thủ đô đã đi qua, và đang nỗ lực sáng tạo, không ngừng để định vị thương hiệu, hòa vào dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam bước tới kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 40 năm qua, những giai điệu tự hào của Báo Người Hà Nội, nay là Tạp chí Người Hà Nội đã ngân vang, tạo niềm cảm hứng bất tận để các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đồng lòng, chung sức xây dựng ngôi nhà mang tên Người Hà Nội giàu bản
  • [Podcast] Đền Kim Liên – Trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa
    Giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và nhịp sống đô thị nhộn nhịp hiện nay, có một nơi tưởng như tách biệt hẳn với không gian hiện đại: một cánh cổng tam quan cổ kính, rêu phong; một mái đền cong vút trong bóng cây; và một bầu không khí trầm mặc hiếm hoi còn sót lại trong lòng Hà Nội. Đó là Đền Kim Liên – một trong “Thăng Long tứ trấn”, trấn Nam thiêng liêng của kinh thành xưa. Đền Kim Liên ẩn mình sau một con phố sầm uất, nhưng lại chứa đựng một phần hồn cốt rất riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Hà Nội: Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
    UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1779/UBND-KT ngày 6/5 về việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.
  • Trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII
    Ban tổ chức đã tôn vinh 20 tập thể, 15 cá nhân, trong đó, lực lượng CAND có 1 giải thưởng cho tập thể, 1 giải thưởng cho cá nhân.
  • PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
    PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, người sáng lập và chỉ huy Dàn hợp xướng Hanoi Harmony đã qua đời vào sáng 6/5 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày. Ông hưởng thọ 84 tuổi.
  • Phim hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu: "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu"
    "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu" là dự án hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu trên màn ảnh rộng Việt Nam từ ngày 30/5.
  • [Podcast] Bánh đúc nộm – Thức quà mộc mạc ngày hè của người Hà Nội
    Bánh đúc vốn là món ăn dân dã, bình dị vùng nông thôn Bắc Bộ. Theo thời gian bánh đúc dần len lỏi vào những bữa quà chiều Hà Nội, nhất là khi hè sang với thời tiết oi ả. Người Hà thành biến tấu bánh đúc thành nhiều món ngon như bánh đúc nóng, bánh đúc nộm... Trong cái nắng bỏng rát của ngày hè, người Hà Nội thường tìm đến những món ăn thanh mát, nhẹ nhàng để xua tan cái nóng bức. Và giữa vô vàn thức quà vặt mùa hè, bánh đúc nộm nổi lên như một lựa chọn không thể bỏ qua.
  • PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: “Người Hà Nội ” luôn giữ được “chất” Hà Nội
    PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn là một cộng tác viên có nhiều bài viết chất lượng đăng trên Người Hà Nội, từ những ngày đầu nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội. “Đọc Người Hà Nội, người ta thấy được cái "chất" Hà Nội, thấy được những tâm tư, tình cảm của nhiều cây bút là văn nghệ sỹ tài năng và những câu chuyện, vấn đề của Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, chia sẻ.
Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO