Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử

Phạm Quỳnh 05/09/2024 17:12

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.

Chiều 5/9 tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch họp báo thông tin về Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024. Theo ông Nguyễn Trần Quang, mùa thu Hà Nội được coi là mùa đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn. Sức hút rất riêng của mùa thu Hà Nội khiến không chỉ người dân Thủ đô mà cả du khách gần xa yêu thích. Hà Nội – mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng không chỉ thu hút khách du lịch thập phương với những điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn, các tour du lịch gắn với di sản mà còn ghi đậm dấu ấn với những món ăn.

cover22.jpg
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô với nhiều không gian, chương trình đặc sắc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội hội tụ những tinh hoa của ẩm thực Việt một cách tinh tế, tao nhã như chính con người Tràng An. CNN đã nhận xét “Hà Nội – một trong 12 điểm đến lý tưởng nhất thế giới vào mùa thu”, Hà Nội được tạp chí Tripadvisor bình chọn đứng thứ 4 trong top 25 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới và là điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới năm 2024.

“Thực hiện Chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) và một số ngày lễ kỷ niệm quan trọng trong năm 2024 và Chương trình số 03/CTr-UBND; Kế hoạch số 88/KH-UBND của UBND Thành phố về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 từ ngày 12 - 15/9/2024 tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, ông Nguyễn Trần Quang chia sẻ.

Festival Thu Hà Nội 2024 bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc: Mô hình Cổng chào tái hiện hình ảnh Hà Nội nhộn nhịp ngập trong rừng cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng trở về, mô hình Cột cờ Hà Nội, Ga Hàng Cỏ - Chuyến tàu lịch sử, Ô Quan Chưởng, Vườn ánh sáng được sắp đặt, dàn dựng thành các không gian trưng bày, tiểu cảnh giới thiệu các điểm đến hấp dẫn vào mùa thu như Cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội.

Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội tại khu vực nhà Bát Giác với các món ăn truyền thống như cốm làng Vòng, bánh cốm Hàng Than, trà sen Tây Hồ, cà phê phố cổ, bánh mì Phố, nem nắm Chương Mỹ,... kết hợp các hoạt động quảng diễn tinh hoa ẩm thực...

a-quang-1.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang chia sẻ về các hoạt động Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024.

Hoạt động trưng bày, giới thiệu Hà Nội qua ảnh theo chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” hoạt động nghệ thuật đường phố; Chương trình khảo sát và tọa đàm “Điểm đến du lịch Thu Hà Nội”.

Festival Thu Hà Nội 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa Thu lịch sử” là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch trọng điểm của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Thành ủy, UBND Thành phố; sự phối hợp, hỗ trợ tâm huyết, tích cực của các sở, ban, ngành, quận, huyện.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang.

Bên cạnh đó, một số quận, huyện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã đầu tư công phu, nâng dần về tính chuyên nghiệp công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Huyện Ứng Hòa giới thiệu văn hóa di sản phi vật thể nghề may áo dài Trạch Xá kết hợp quảng bá tinh hoa nghề truyền thống như làng hương Quảng Phú Cầu, không gian võ thuật truyền thống Thiên Môn Đạo và quảng diễn võ thuật. Hội đầu bếp Hoàng gia giới thiệu và quảng diễn ẩm thực 3 miền đặc sắc; Nghệ nhân nghệ thuật ẩm thực làng nghề Việt Nam – Nguyễn Cao Sơn (Cao Sơn Trà) tham gia trình diễn và giới thiệu tinh hoa trà Việt…

Lễ khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024 tối 13/9 tại khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu với chương trình nghệ thuật độc đáo và dàn dựng công phu với sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng với chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử”. Festival Thu Hà Nội 2024 còn có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc khác: chương trình thời trang Thu Đông dòng chảy lịch sử với các trang phục truyền thống, hiện đại chủ đề Thu Hà Nội.

mua-rong.jpg
Trình diễn múa Rồng tại Festival Thu Hà Nội 2023.

Đặc biệt phải kể đến chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Hoàn Kiếm tái hiện hình ảnh Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở về; tái hiện cuộc sống bình dị của người dân Thủ đô, giới thiệu điệu múa truyền thống, sản phẩm của làng nghề tiêu biểu như: múa hát Chèo Tàu, trình diễn diều sáo huyện Đan Phượng, biểu diễn nghệ thuật 54 dân tộc anh em huyện Quốc Oai và hoạt cảnh Tinh hoa Bắc Bộ, múa rối cạn huyện Mỹ Đức. Trong khuôn khổ Festival Thu Hà Nội 2024 còn có Đêm hội Trung thu cho em (tối 15/9/2024); chương trình thời trang “Thiên đường giấc mơ 5 – Thu Hà Nội trong em”.

“Cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cũng như các hoạt động trình diễn quy mô Ban Tổ chức hy vọng người dân Thủ đô và du khách tham dự Chương trình sẽ có những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa với Festival Thu Hà Nội 2024” - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang, nhấn mạnh.

Nằm trong chuỗi hoạt động của thành phố Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chương trình Lễ hội trình diễn kỹ năng tạo tác của các nghệ nhân, thợ giỏi và triển lãm giới thiệu sản phẩm làng nghề tiêu biểu Hà Nội đồng thời được tổ chức tại phố Lê Thái Tổ.

Đây là hoạt động có ý nghĩa quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa, du lịch của Thủ đô với các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế; phát huy tiềm năng thế mạnh của làng nghề truyền thống Hà Nội; nâng cao nhận thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, tiềm năng của làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tại đây các giá trị tiêu biểu của làng nghề Hà nội như: Gốm sứ Giang Cao, Sơn mài Hạ Thái, Đúc đồng Ngũ xã; Mây tre đan Phú Vinh; Đúc đồng Ngũ Xá; Mỹ nghệ kim hoàn Châu Khê; Quỳ vàng Kiêu Kỵ; Điêu khắc gỗ Quốc Oai; lụa Vạn Phúc, Hà Đông./.

Bài liên quan
  • Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 với chủ đề “Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử”
    Festival Thu Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử” được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa lịch sử, du lịch, khai thác sự độc đáo, hấp dẫn, tôn vinh các danh thắng, điểm đến di tích, di sản của Thủ đô Hà Nội...
(0) Bình luận
  • “Hà Nội – Bản hùng ca phố”: Bồi đắp niềm tự hào về một Thủ đô anh hùng, hào hoa
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 10/10, tại Trung tâm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Hà Nội - Bản hùng ca phố” đã giúp công chúng thêm tự hào về một Thủ đô anh hùng, hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình…
  • Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Thủ đô 70 năm - Bản hùng ca”
    Tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 10/10, chương trình nghệ thuật chủ đề “Thủ đô 70 năm - Bản hùng ca” đã để lại ấn tượng sâu sắc với các đại biểu.
  • Tấm lòng mẹ Cường
    Tháng 1 năm 1954, đơn vị chúng tôi (C trợ chiến, D79, bộ đội Hà Đông) đóng quân ở đồi Đình, căn cứ du kích xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức. Tại đây, chúng tôi tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy Hà Đông về phối hợp với chiến trường chính (lúc ấy chưa nói rõ là Điện Biên Phủ) tăng cường hoạt động đánh địch mở rộng khu du kích từ Bắc Mỹ Đức sang Nam Chương Mỹ nhằm tạo thế đứng chân cho bộ đội chủ lực khi về giải phóng Thủ đô.
  • Tạp chí Người Hà Nội đoạt Giải A Cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long”
    Chiều 8/10, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Lan tỏa giá trị truyền thống qua Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 4/10, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài” đã khai mạc tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn - Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO