“Em và Trịnh”: “Bom tấn” tạo ra “cơn địa chấn”... tranh cãi

baophunuthudo.vn| 01/07/2022 12:07

Được kỳ vọng là tác phẩm “bom tấn” tạo ra cơn “địa chấn” phòng vé Việt, “Em và Trịnh” đang ở Top 1 doanh thu, đồng thời là tâm điểm tranh luận về chất lượng nội dung, diễn xuất, cũng như hình thức phát hành.

Trịnh Công Sơn và những mối tình day dứt 

Kể từ khi giới thiệu, dự án phim “Em và Trịnh” đã thu hút sự quan tâm của công chúng khi chọn tái hiện cuộc đời nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Những hình ảnh đầu tiên về bộ phim đầy lãng mạn, bay bổng, càng khiến người xem thêm mong đợi. Thế nên, không khó hiểu khi vừa ra mắt, bộ đôi phim về Trịnh Công Sơn đã trở thành tâm điểm bàn luận của người xem.

“Em và Trịnh” dài 136 phút, lấy bối cảnh một sự kiện âm nhạc tại Paris, Pháp vào thập niên 1980. Trịnh Công Sơn (NSƯT Trần Lực) lúc này đã lớn tuổi, chợt thấy xao xuyến khi nghe cô gái trẻ người Nhật tên Michiko Yoshii (Nakatani Akari) say mê hát nhạc của mình. Michiko sau đó đã gặp nhạc sĩ và ngỏ ý muốn Trịnh Công Sơn giúp mình hoàn thành luận văn thạc sĩ nghiên cứu về yếu tố phản chiến của nhạc Trịnh. 

“Bom tấn” tạo ra “cơn địa chấn”... tranh cãi - ảnh 1

Trịnh Công Sơn từ chối với lý do, một người không ở Việt Nam, không hiểu về con người, văn hóa Việt Nam thì không thể hiểu được âm nhạc của ông. Và ít lâu sau, Michiko đến Việt Nam tìm thuyết phục nhạc sĩ. Khi Trịnh Công Sơn đồng ý với lời đề nghị giúp Michiko, cũng là lúc những ký ức của nhạc sĩ thời trẻ (Avin Lu đóng), từ mối tình đầu với Bích Diễm (Lan Thy), Dao Ánh (Hoàng Hà), Khánh Ly (Bùi Lan Hương) dần dần được hé mở… 

“Em và Trịnh” cho thấy một Trịnh Công Sơn gần gũi, với những đắm say và bối rối đời thường. Từ một chàng thư sinh theo chủ nghĩa lãng mạn, Trịnh Công Sơn vui buồn trăn trở cùng thời cuộc, đắm say sống, yêu, sáng tác và trở thành một nhạc sĩ vĩ đại, viết vì tình yêu và nỗi đau nhân loại. Những bóng hồng đến rồi đi trong cuộc đời là nguồn cảm hứng mãnh liệt để Trịnh Công Sơn tìm thấy trong đó một tình yêu lớn, vĩnh cửu với âm nhạc và cái đẹp. Xem “Em và Trịnh”, khán giả cảm nhận được giữa Trịnh Công Sơn và 4 nàng thơ đó là những mối tình dở dang, day dứt, hay là những cảm xúc khó diễn tả thành lời. 

“Bom tấn” tạo ra “cơn địa chấn”... tranh cãi - ảnh 2

Cùng với đó, bản phim Trịnh Công Sơn dài 95 phút được lược bỏ ít nhiều tình tiết, chẳng hạn nhân vật cô gái người Nhật Michiko Yoshii không xuất hiện trong phim này và thiên về kiểu phim tài liệu, phim chân dung - tiểu sử nhân vật hơn. Nhiều người xem cùng quan điểm rằng, “Trịnh Công Sơn” là bản rút gọn của “Em và Trịnh”.

Diễn xuất của Hoàng Hà (vai Dao Ánh) và Bùi Lan Hương (vai Lệ Mai - Khánh Ly) thuyết phục. Dù là gương mặt mới nhưng Hoàng Hà ghi điểm bởi lối diễn tự nhiên, Bùi Lan Hương chứng tỏ mình nghiêm túc tìm hiểu và đã cố gắng thể hiện tốt vai trò của mình. Michiko - qua nét diễn của Nakatani Akari - trong sáng và giàu năng lượng.

Avin Lu vai Trịnh Công Sơn lúc trẻ gây tranh cãi về diễn xuất. Có khán giả bị thuyết phục bởi Trịnh Công Sơn thời trẻ và đặc biệt thích sự tương tác ăn ý của Avin Lu với Hoàng Hà nhưng ngược lại có người thì lại cho rằng nam diễn viên diễn thiếu cảm xúc, chưa thể hiện được nét trầm tư, trăn trở của nhạc sĩ tài hoa. 

“Bom tấn” tạo ra “cơn địa chấn”... tranh cãi - ảnh 3

Âm nhạc và bối cảnh là điểm cộng đáng kể của Em và Trịnh. Nhạc sĩ Đức Trí đã mang lại màu sắc mới mẻ cho nhạc Trịnh. Gần 40 ca khúc Trịnh tiêu biểu được chọn lọc để gợi lại từng chặng đường của nhạc sĩ. Nhạc Trịnh qua giọng hát của Bùi Lan Hương, Avin Lu… hòa hợp với cảnh phim, tạo độ chân thực, sâu lắng.

Điểm trừ và tranh cãi

Điểm trừ lớn nhất của phim "Em và Trịnh" là quá ôm đồm tình tiết khiến câu chuyện dàn trải, lan man và lưng chừng. Vì ôm đồm nên câu chuyện phim chưa đẩy cảm xúc khán giả lên đỉnh điểm mà rời rạc, chơi vơi, lơ lửng. Khán giả cũng chỉ ra phim có những tình tiết phi lý. 

“Bom tấn” tạo ra “cơn địa chấn”... tranh cãi - ảnh 4

Nhìn tổng thể, phim gây tranh cãi giữa hai luồng ý kiến: Khen phim tái hiện chặng đường đẹp, ngọt ngào của nhạc sĩ; chê, thất vọng khi cho rằng phim không giống, thậm chí làm xấu đi hình ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ghim sâu trong suy nghĩ của họ từ trước tới nay. 

Gây tranh cãi nhiều nhất là cách đơn vị sản xuất quyết định phát hành cùng lúc hai bản phim điện ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Theo lý giải của ông Lương Công Hiếu - đại diện nhà sản xuất phim: "5 năm trước, khi bắt tay vào sản xuất, chúng tôi chỉ định làm một tác phẩm điện ảnh thật chỉn chu về huyền thoại âm nhạc Trịnh Công Sơn. Nhưng khi xem kết quả của gần 1.000 giờ quay, chúng tôi kinh ngạc phát hiện ra, có đến hai câu chuyện, hai góc nhìn khác biệt về người nghệ sĩ, mà khía cạnh nào cũng đặc biệt thú vị. Chúng tôi vô cùng thích thú và muốn chia sẻ điều đó với khán giả". 

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cũng chia sẻ rằng: “Có hai góc nhìn khác nhau về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và góc nhìn nào cũng xứng đáng đưa ra cho khán giả xem”. Có thể nói đây là lần đầu trong lịch sử điện ảnh Việt Nam có một dự án chọn hướng đi khác thường như vậy nhưng đáng tiếc quyết định đó không được số đông khán giả ủng hộ. Do doanh thu chênh lệch quá lớn, "Trịnh Công Sơn" sẽ rút khỏi tất cả hệ thống rạp chiếu phim trên cả nước từ ngày 17/6, chỉ còn lại bản phim "Em và Trịnh". 

“Bom tấn” tạo ra “cơn địa chấn”... tranh cãi - ảnh 5

Theo con số thống kê của Box Office Việt Nam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, phân tích dữ liệu doanh thu phòng chiếu trên toàn quốc (có thể thấp hơn số liệu thật khoảng 8-10% do hệ thống kỹ thuật không quét được hết các rạp nhỏ lẻ không bán vé qua mạng) - tính đến hết ngày 15/6, doanh thu của "Em và Trịnh" đã lên tới gần 30 tỷ đồng chỉ sau 5 ngày ra mắt, trong khi "Trịnh Công Sơn" thu chưa đến 2 tỷ đồng. 

Với mức vốn đầu tư lên đến 50 tỷ đồng như ê-kíp sản xuất tiết lộ, "Em và Trịnh", "Trịnh Công Sơn" phải gặt hái doanh thu hơn 100 tỷ đồng mới hoàn vốn và có lợi nhuận. Việc bộ phim có đạt được con số mong đợi hay không, thời điểm hiện tại vẫn chưa thể khẳng định. Dù vậy, nhìn chung, doanh thu mở màn của "Em và Trịnh" là ấn tượng, khả quan sau một loạt phim Việt đầu tư chi phí khủng nhưng thất bại về doanh thu mới đây như: “Kẻ thứ ba”; “578: Phát đạn của kẻ điên”; “Maika: Cô bé đến từ hành tinh khác”…

(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Sôi nổi giải bơi chải tại lễ hội Đền Hùng
    Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thu hút hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
  • Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực trên thế giới
    Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
“Em và Trịnh”: “Bom tấn” tạo ra “cơn địa chấn”... tranh cãi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO