Đồng cảm Chiều thu mưa

Đặng Hiển| 14/05/2018 09:55

Phùng Trung Tập

Chiều thu mưa

Gió vờn mây lang thang từng luồng xám
Mây vương lòng rời rợi khắp không gian
Khóm trúc đầu sân rười rượi sắc vàng
Cửa nhà khép hắt hiu từng cơn gió.

Chiều hiu quạnh con một mình đi bộ
Tóc bết đầu trôi giọt giọt mưa rơi…
Trước cổng nhà vắng giọng nói cười
Không một tiếng khua vui chùm chìa khóa.

Con đắm chìm trong từng luồng gió lạ
Lòng cồn lên nhớ cha mẹ những ngày
Khi con về mở rộng cửa đón ngay
Tay run rẩy nắn sờ vai con khỏe.

Mắt mẹ vui với những gì con kể
Còn gật gù căn dặn những dại khôn,
Cha rạng cười với thành tích cùng con
Nghiêm nghị dặn phải không ngừng cố gắng.

Nhưng hôm nay giữa chiều thu lạnh vắng
Con một mình thấm ướt dưới mưa rơi,
Hoa cúc đầu sân gục rũ gió trời
Nước lấp lánh cánh vàng rơi nhẹ nhẹ.

Cha vẫn bên con những ngày thơ bé
Mẹ vẫn cùng con, mỗi độ thu về…
Nhưng hôm nay giữa chiều thu mưa bụi
Con một mình mở cửa đợi sao Khuê.

Tôi đã đọc Lời ru khát vọng (NXB Hội Nhà văn 2017), tập thơ thứ 5 của Phùng Trung Tập không dưới 3 lần và tất nhiên cũng đã 3 lần đọc bài Chiều thu mưa trong tập. Nhưng chiều nay đọc lại Chiều thu mưa tôi đã dừng lại và rưng rưng nước mắt vì bài thơ đã đưa tôi về với kỷ niệm hơn 60 năm về trước khi Tết đến, tôi từ nơi trọ học xa trở về căn nhà của bố mẹ tôi. Ở Chiều thu mưa, Phùng Trung Tập cũng nhớ lại: "Khi con về mở rộng cửa đón ngay/ Tay run rẩy nắn sờ vai con khỏe” rồi: "Mắt mẹ vui với những gì con kể/ Còn gật gù căn dặn những dại khôn". Và: "Cha rạng cười với thành tích của con/ Nghiêm nghị dặn phải không ngừng cố gắng". Cũng đầy yêu thương nhưng cử chỉ và lời nói của mẹ và cha có khác nhau đôi chút, mẹ thân mật hơn, tình cảm hơn vì không nén được cảm xúc, cha nghiêm nghị hơn, lí trí hơn.

Bài thơ có kết cấu rất tự nhiên, chân thực như chính diễn biến hành động, tâm trạng của chủ thể trữ tình khi trở về căn nhà xưa sau ngày bố mẹ đã đi xa rồi. Tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình đã nhuốm cả không gian nghệ thuật, thấm vào từng chữ, từng chi tiết: "Gió vờn mây lang thang từng luồng xám/ Mây vương lòng rười rượi khắp không gian". Đây là tâm trạng của người về nhà mà vẫn như người lữ thứ, người ở đây mà hồn như vẫn trải ra. Tác giả nói là trải khắp không gian nhưng thực ra là trải khắp thời gian, về dĩ vãng, về những thời xa vắng, những nơi xa vắng. Cảnh vật lúc này duy có sắc nắng là tươi nhưng lại như càng đối lập với cảnh nhà buồn vắng, theo quy luật: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". 

Khổ thơ sau, tác giả còn tiếp tục sử dụng những chi tiết, những thi ảnh gợi cảm: "Con một mình đi bộ/ Tóc bết đầu trôi giọt giọt mưa rơi" hay "Trước cổng nhà vắng giọng nói cười/ Không một tiếng khua vui chùm chìa khóa". Vẫn cảnh cũ nhưng người đâu khiến người con cảm thấy như khác lạ cả đến từng ngọn gió. "Con đắm chìm trong từng luồng gió lạ". Tư thế của nhân vật ở đây chính là tâm thế trữ tình và sự liên tưởng tiếng chùm chìa khóa ở đây là sự sống lại của cảm giác vui sướng xưa khi trở về được nghe tiếng chìa khóa của bố mẹ mở cửa đón mình. Sự đồng hiện giữa cái im ắng, khác lạ của hiện tại và tiếng động vui quen thuộc của quá khứ trong tiềm thức, làm ta nhớ đến câu thơ của Đăng Tơ, đại thi hào Ý: "Trên đời đau khổ nào tày/ Chuyện vui nhớ lại giữa ngày thê lương". Cái hiện tại đầy tâm trạng ấy sẽ dẫn đến tự nhiên sự tái hiện của quá khứ - sự trở về của người con trong vòng tay thân ái của bố mẹ xưa.

Và cũng tự nhiên như thế, sau phút hồi tưởng là sự trở lại hiện tại với: "Con một mình thấm ướt dưới mưa rơi" và "Hoa cúc đầu sân gục rũ gió trời". Đúng là người với hoa, cảnh với người cùng một tâm trạng, làm cho chất trữ tình càng thấm thía. Nhưng sao ở đây lại có một cảnh, một nét đẹp nhẹ nhàng: "Nước lấp lánh cánh vàng rơi nhẹ nhẹ" vì tâm trạng trữ tình ở đây là buồn nhưng không phải là sầu thảm, bi lụy mà là một điều cao đẹp, nó nâng đỡ tâm hồn con người. 

Đúng như tác giả nói: "Cha vẫn bên con những ngày thơ bé/ Mẹ vẫn cùng con, mỗi độ thu về". Cha mẹ vẫn sống trong lòng chúng ta, cũng như sau này, chúng ta vẫn sống trong lòng con cháu chúng ta. Vì thế: "Hôm nay giữa chiều thu mưa bụi/ Con một mình mở cửa đợi sao Khuê". Bài thơ về nỗi buồn nhớ cha mẹ đã khuất lại kết thúc bằng ánh sáng vì chính nỗi buồn đó là ánh sáng, ánh sáng của tâm hồn con người. Kết thúc này cũng tự nhiên vì cánh cửa trước khép thì nay lại được mở ra và sau chiều là đến tối và tối thì có sao, sao trên trời, sao trong tâm hồn. Sao Khuê - sao rất sáng và đã là ánh sáng, tất sẽ lan tỏa.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Đồng cảm Chiều thu mưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO