Đông Anh - Trầm tích Kinh đô một thuở

HNM| 24/02/2022 19:15

Cái thuở xa xôi ấy được sử cũ ghi niên đại bắt đầu là năm Giáp Thìn (năm 257 trước Công nguyên), cách nay gần 3.000 năm. Tòa thành Cổ Loa trên đất Đông Anh, với niên đại ấy đã xác lập kỷ lục là tòa thành có tuổi đời cổ kính nhất, không chỉ đối với nước Việt, mà còn là của cả vùng Đông Nam Á

Đông Anh - Trầm tích Kinh đô một thuở
Đền An Dương Vương (đền Thượng) ở Cổ Loa. Ảnh: Công Đạt

Kỷ lục thứ hai của thành Cổ Loa là độ kỳ vĩ không đâu sánh kịp, cũng không chỉ đối với nước Việt, mà là cả khu vực, ở vào thời ấy.

Và kỷ lục thứ ba, vô cùng kỳ diệu, đó là tính phức hợp, kết tụ lại trong một cấu trúc thành lũy với ba tòa: Kinh thành, quân thành và thị thành. Nghĩa là có đến “ba trong một” ở Cổ Loa: Trung tâm chính trị đầu não của đất nước, căn cứ quân sự lợi hại và sầm uất một vùng kinh tế đô thị cùng thị dân cổ.

Đáng tiếc là cả ba kỷ lục tuyệt vời như thế của thành Cổ Loa lại chỉ tồn tại trong gần 80 năm, từ năm 257 (trước Công nguyên), khi An Dương Vương bắt đầu kiến trúc thành, đến năm 179 (trước Công nguyên), lúc thành bị mất vào tay cha con Triệu Đà - Trọng Thủy từ phương Bắc.

Nhưng sự thực là, vì đã vĩ đại và kỳ diệu như thế, nên dù bị rơi vào tay giặc ngoại bang xâm lược, tòa thành Cổ Loa vẫn không thể, đúng hơn là không muốn bị mất. Nó đã hóa thân, hòa mình vào lòng đất và lòng người Đông Anh, vào không gian văn hóa lịch sử, cái môi trường đã sinh thành và nuôi dưỡng nó trong gần 80 năm ở cuối thế kỷ III - đầu thế kỷ II trước Công nguyên.

Sát ngay sau thời gian ấy, các thế hệ người Đông Anh xưa đã truyền tai nhau câu chuyện nàng Mỵ Châu - con gái An Dương Vương, sống ở khu đền Thượng bây giờ, hằng ngày vẫn ra chiếc giếng Ngọc trước đền soi gương chải tóc. Khi đã lỡ: “Trái tim lầm chỗ để lên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc”, phải oan khiên mà chết tức tưởi, thì hồn phách đã trở về, nương náu ở ngay dưới nước giếng sâu. Và chính là, vào một buổi chiều tím sương mù, thấy Trọng Thủy đang lang thang trong tòa thành vừa cướp được, nàng đã dụ kẻ từng là chồng đồng thời là gián điệp ấy, đến giếng Ngọc mà… dìm chết, để trả thù cho nỗi oan khiên của mình, và cả cho sự thất cơ lỡ vận mà mất thành Cổ Loa, mất nước.

Có một cơ sở để chứng thực cho câu chuyện truyền kỳ - một mảng trầm tích sáng giá của tòa thành Cổ Loa xưa, đó là: Những ai bây giờ đến từng đến thành phố Quảng Châu - hậu thân của kinh thành Phiên Ngung của vương triều nhà Triệu đều nhận thấy có di tích lăng mộ đồ sộ của Triệu Đà và của cháu họ Triệu là Triệu Hồ ở đây, nhưng không hề thấy chỗ chôn cất Trọng Thủy. Như vậy, có thể có chuyện Trọng Thủy đã chết ở Cổ Loa của nước Việt.

Đến thế kỷ X (sau Công nguyên), một mảng trầm tích khác của thành Cổ Loa lại xuất lộ, còn trọng đại hơn nữa. Ấy là, sau trận đại thắng ở cửa sông Bạch Đằng, đánh tan quân xâm lược Nam Hán vào mùa đông năm Mậu Tuất (năm 938), anh hùng dân tộc Ngô Quyền dẫn quân trở về, tìm đất đóng đô để xưng vương, mở nước. Vẫy gọi Ngài khi ấy, trước hết là quê hương Đường Lâm. Chọn đất đai bản bộ, sẵn người thân thích làm vây cánh, đấy là điều rất thuận, mà chỉ sau Ngài ba chục năm, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn quê hương Hoa Lư làm kinh đô. Thành Đại La mới được Cao Biền xây dựng làm thủ phủ của An Nam đô hộ năm 866, và cũng chỉ sau Ngài tám chục năm, Lý Công Uẩn sẽ coi là “chốn kinh sư cho muôn đời” mà chọn làm kinh đô Thăng Long, càng có sức hấp dẫn lớn hơn. Nhưng Ngô Quyền, đầu xuân năm Kỷ Hợi 939, đã không chọn những nơi ấy mà quyết định chọn Cổ Loa. Đó chính là vì, như các sử thần xưa đã nhận xét: Trầm tích của một tòa kinh đô, nếu nghìn năm trước đây đã mất vào tay giặc, cũng chính là nơi “quốc thống” - truyền thống độc lập tự chủ của một quốc gia bị đứt, thì nay khôi phục được “quốc thống” bằng trận Bạch Đằng, nơi ấy sẽ phải là tốt nhất để trở lại và làm kinh đô.

Mùa xuân năm Nhâm Dần 2022 này, nhất là vào dịp mồng 6 tháng Giêng, “bát xã hộ nhi” - tám làng vùng Đông Anh cùng nô nức và long trọng rước kiệu về Cổ Loa làm lễ hội. 1.083 năm sau, mảng trầm tích xưa được Ngô Quyền khơi dậy khi lần thứ hai chọn Cổ Loa làm kinh đô, khách du lịch, người hành hương đến với khu chợ Sa ở ngay mạn cửa Nam của di tích tòa thành Cổ Loa xưa sẽ còn được thấy, được hưởng thụ giá trị của một mảng trầm tích Cổ Loa ở Đông Anh nữa. Đó là những "con" bún răng bừa óng ả, trắng muốt cùng với những mớ rau cần giòn sần sật, xanh mướt đem xào với những hạt tóp mỡ vàng óng, béo ngậy thành một món ăn vô cùng khoái khẩu, được truyền tụng là đã có từ thời An Dương Vương ở kinh đô Cổ Loa.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Đông Anh - Trầm tích Kinh đô một thuở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO