Doanh nghiệp cần gắn bó với địa phương, góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Chinhphu.vn| 25/11/2017 16:23

Đây là đề nghị của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Công Ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam (IRC) tối 24/11, tại Hà Nội.

Cùng dự sự kiện có lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế, các đối tác trong và ngoài nước.
Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam được thành lập vào năm 1997. Đây là liên doanh cuối cùng của Công ty Cao su Inoue Nhật Bản tại khu vực châu Á trong thế kỷ 20, là công ty duy nhất tại Việt Nam được chính thức ký hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Công ty Cao su Inoue Nhật Bản - công ty có truyền thống sản xuất các sản phẩm săm, lốp xe các loại, các sản phẩm cao su từ năm 1926 và hiện đang có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cao su Inoue Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng. Từ chỗ thương hiệu chưa được thị trường chấp nhận, kể từ năm 2000, công ty liên tục tăng công suất 20% mỗi năm liên tục trong nhiều năm. Cùng với đó, IRC liên tục đầu tư thêm vốn, mở rộng nhà xưởng, tuyển dụng thêm nhân lực, đào tạo nhân viên…
Đến nay, IRC là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm săm, lốp và sản phẩm cao su kỹ thuật chính hiệu cho các hãng sản xuất và lắp ráp xe máy nổi tiếng tại Việt Nam như Honda Việt Nam, YAMAHA Việt Nam… Ngoài ra, các sản phẩm săm lốp xe đạp, săm lốp xe đẩy đã được xuất khẩu sang các thị trường lớn.
Năm 1997, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là thời điểm mở đầu của làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tại Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Ngay từ thời điểm đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định coi trọng phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là nền tảng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nhằm phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Vĩnh Phúc đã xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có IRC.
Từ một tỉnh thuần nông, hiện nay, Vĩnh Phúc cũng đã trở thành điểm đến thành công của các nhà đầu tư, là điểm sáng trong thu hút đầu tư của cả nước.
Thay mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và chúc mừng những kết quả nổi bật mà Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam đã đạt được trong 20 năm qua.
“IRC cùng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, qua đó góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ ‘Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á’ giữa hai nước Việt Nam, Nhật Bản”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Để IRC tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm. Cùng với đó, phải luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường; tiếp tục ưu tiên đào tạo, sử dụng lao động tại chỗ; quan tâm đến đời sống của người lao động. Phó Thủ tướng cũng lưu ý doanh nghiệp cần có sự gắn bó mật thiết với nhân dân địa phương, phối hợp cùng chính quyền bảo đảm an sinh, xã hội.
“Đặc biệt, tôi mong muốn lãnh đạo cấp cao của IRC sẽ là cầu nối quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam và của tỉnh Vĩnh Phúc ra thị trường Nhật Bản và quốc tế”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để IRC, các doanh nghiệp Nhật Bản, các nhà đầu tư quốc tế yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, cùng phát triển bền vững tại Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp cần gắn bó với địa phương, góp phần bảo đảm an sinh xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO