Chính sách & Quản lý

Đình Nội Bình Đà được đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Kim Thoa 30/06/2023 06:51

Đình Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai là một trong những di sản tiêu biểu, độc đáo, đã được Nhà nước công nhận Di tích cấp quốc gia lần thứ nhất năm 1985 và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991.

nnnn.jpg
Cửa đền Nội nhìn ra hướng Tây, sân ngoài trước tiền môn kề bên ao sen ngào ngạt dâng hương (ảnh: Lao động Thủ đô)

Sáng 29/6, huyện Thanh Oai phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia Đình Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.

Đến dự hội thảo về phía Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có: PGS. TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội; TS Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội; Đại diện các phòng, ban thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa.

Nằm  trên địa phận thôn Quếch, (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội), Đình Nội Bình Đà là di tích có nội viên và ngoại viên rộng lớn bề thế. Ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia  lần thứ nhất năm 1985, tái công nhận di tích cấp Quốc gia lần thứ hai năm 1991.

Đình Nội gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người xuống biển cùng cha. Đến đất Bảo Đà nay là Bình Đà, cách biển không xa, truyền cho các con dừng chân dựng trại, thấy thế đất lục long chiêu hội, lưỡng phương giao phi màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng rồng chầu, hổ phục, bèn chọn làm nơi xây dựng cơ nghiệp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, lấn biển, làm nhà, đuổi diệt thú dữ, khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi. Chẳng bao lâu, cả vùng Cổ Nõi được coi là đất quý trở nên trù phú, người dân khắp nơi đổ về đất linh bái yết Long Quân, hình thành những làng xóm đầu tiên vùng châu thổ sông Hồng.

Nhân dân trong làng còn lưu truyền, khi Đức Quốc tổ về trời, ngài được an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay). Để tri ân công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà lập ngôi Đình Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt tổ” (Tổ dân Bách Việt). Suốt 6 thế kỷ, 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc tổ. Đã có 16 hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là “Khai quốc thần” được lưu giữ tại Đình Nội và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Truyền thuyết địa phương thì ngôi đình có từ thời Hán, có quy mô to, rộng hàng trăm gian nhưng đã bị phá hủy. Đến thời nhà Minh, đình được xây dựng lại trên nền đất cũ. 

Năm 1918, ngôi đìnhđược tu bổ lại. Năm 1947 thực hiện tiêu thổ kháng chiến, ngôi đình đã bị phá vỡ toàn bộ chỉ còn lại hạng mục cổng ngoài và 1 gian hậu cung. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, ngôi đình đã được nâng cấp, trùng tu như hiện nay.

Điều đáng quý trong Đình Nội còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị. Nổi bật là bức phù điêu với nét chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ sơn son thiếp vàng còn nguyên giá trị. Tương truyền, bức phù điêu được làm cách đây gần chục thế kỷ. Bức phù điêu độc nhất vô nhị này đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng của triều đình Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang. Đây là di vật có giá trị nghệ thuật - tín ngưỡng cổ xưa độc đáo, hiếm có, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Lễ hội Bình Đà được tổ chức hàng năm tại đình Nội và đình Ngoại để tưởng nhớ và tri ân hai vị Thành hoàng của làng. Lễ hội Bình Đà bắt đầu từ ngày 26/2 đến 6/3 âm lịch. Những ngày đầu chủ yếu là các hoạt động tế lễ, rước mã, cầu phúc. Chính hội bắt đầu từ mùng 4/3 đến 6/3 âm lịch, bao gồm lễ rước sắc và lễ tế ở đình. Lễ hội Bình Đà còn có tục thả bánh thánh xuống giếng Ngọc vô cùng độc đáo với mong ước một năm mùa màng tươi tốt, Nhân dân có cuộc sống ấm no. Lễ hội Bình Đà là lễ hội đầu tiên trên địa bàn Thủ đô được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Với những giá trị độc đáo của di tích, huyện Thanh Oai đã có chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Đình Nội Bình Đà, báo cáo Thành phố quy hoạch thêm gần 20ha để xây dựng thêm một số công trình trong khuôn viên di tích và đã được Thành phố quan tâm phê duyệt quy hoạch chung. Đồng thời, Thành phố xác định đầu tư, hỗ trợ cho huyện Thanh Oai 150 tỷ đồng giai đoạn 2022 - 2025 (theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI) để thực hiện các nhiệm vụ tại di tích. Huyện xác định chọn di tích Đình Nội Bình Đà để xây dựng điểm du lịch đề nghị Thành phố công nhận đạt chuẩn trước năm 2025.

Nhằm tháo gỡ và hướng dẫn các địa phương cập nhật, triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo các văn bản quy phạm pháp luật, UBND huyện Thanh Oai phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai”, để ngõ hầu làm cơ sở triển khai lập hồ sơ nâng cấp từ di tích quốc gia thành di tích quốc gia đặc biệt.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho rằng: Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có hệ thống di tích nhiều nhất cả nước, theo khảo sát năm 2016, có hơn 5.900 di tích, di sản, nhiều di tích, di sản được xếp hạng cấp quốc gia, và hiện có 21 cụm di tích là di tích cấp quốc gia đặc biệt và 1 di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Thời gian vừa qua, thành phố tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, từ đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GRDP của thành phố.

"Việc tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia Đình Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai” tiếp nối các cuộc khảo sát, điền dã của các nhà khoa học, quản lý văn hóa. Những hội nghị trước đó đều quan tâm làm thế nào để di tích quốc gia Đình đủ điều kiện báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt để tương xứng với vị thế của nhân vật Quốc Tổ được thờ tại ngôi đền này" - Bà Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh.

Những tham luận của các nhà khoa học tập trung làm rõ lịch sử, giá trị vật thể và phi vật thể của Di tích quốc gia Đình Nội Bình Đà xưa và nay; kiến giải và đưa ra các phương án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích cấp quốc gia Đình Nội Bình Đà, đề xuất các giải pháp gắn kết, khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch huyện.

TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng: Di tích đình Bình Đà là một di sản văn hóa đặc biệt, là dấu mốc quan trọng về thời kỳ đầu dựng nước của dân tộc, là điểm tựa, ký ức về nguồn cội và là niềm tự hào của người Việt Nam về tổ tiên của mình. Di sản này còn là tiềm năng phát triển giáo dục di sản, vì vậy xứng đáng được nghiên cứu, công nhận là di tích quốc gia đặc biệt để bảo tồn và phát huy.

Tại hội thảo, đồng chí Đào Xuân Dũng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học. Đồng chí mong muốn các nhà khoa học bổ sung, hướng dẫn cho Thanh Oai nói riêng và Hà Nội nói chung để hoàn thiện hồ sơ, trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Từ ý nghĩa này, di tích sẽ phát huy được giá trị đặc biệt của mình.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội lưu ý muốn di tích trở thành nguồn lực thì địa phương cần chú ý có sự kết nối giữa các di tích, di sản trong vùng và với các địa phương khác tại Hà Nội như Cổ Loa, Sơn Tây, Hoàng thành Thăng Long và Đền Hùng (Hạ Hòa, Phú Thọ) để tạo nên những giá trị cho công nghiệp văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Đình Nội Bình Đà được đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO