36 phố phường

Điều ít ai biết về căn biệt thự cổ phố Chân Cầm

Ngân Hà 06:40 19/02/2023

Biệt thự số 8 phố Chân Cầm (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Căn nhà có một vẻ đẹp nguy nga tráng lệ ẩn dưới lớp vỏ nhuốm màu rêu phong của năm tháng.

Chân Cầm là một con phố nhỏ, nối từ phố Lý Quốc Sư rẽ vào thông ra Phủ Doãn. Ngôi nhà số 8 có 3 tầng với những nét đẹp cực kỳ hoàn hảo và bề thế khiến cho những người dù chỉ vô tình đi qua đều phải ngước nhìn. Trải qua gần 100 năm, nhưng mặt tiền của ngôi nhà vẫn giữ được vẹn nguyên hình hài, đủ thấy tiền nhân khởi dựng đã chăm chút, tỉ mỉ từng chi tiết kiến trúc dù là nhỏ nhất như thế nào.

Chủ nhân ban đầu của nhà là cụ Vũ Huy Quang, từng là thư ký văn phòng của một luật sư. Từ năm 1955, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, căn biệt được Nhà nước chia ra để cho nhiều gia đình khác đến ở. Căn biệt thự có diện tích 345m2, bao gồm một tầng trệt và hai tầng lầu.

Căn nhà được thiết kế dựa trên phong cách Pháp cổ kết hợp với văn hoá Việt Nam, là ví dụ điển hình của lối kiến trúc Đông Dương sang trọng, tỉ mỉ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc, gần gũi.

Bước vào phía cổng là hai cột trụ được làm bằng đá cẩm thạch trắng với những chiếc chuông nhỏ, phía trên được thiết kế như một bồn hoa để trồng cây cảnh, đây là một kiểu dáng rất dễ bắt gặp trong những công trình kiến trúc Pháp trước đây. Phần sảnh ở tầng hai được xây dựng thiết kế lộ thiên dựa trên hình tượng của một đài sen tạo một cảm giác rất mộc mạc, dân giã.

Đặc biệt, hai chiếc cầu thang xoắn được lắp đặt đối xứng dẫn vào đại sảnh khiến những vị khách ghé thăm nơi đây có cảm giác như đang bước vào cung điện của những bậc vua chúa phương Tây. Giờ đây, một bên cầu thang đã được chủ quán cafe tại tầng 2 trang trí bằng những chậu cây cảnh nhỏ.

Ít ai biết rằng, cuộc sống của người dân tại căn biệt thự này không hề dễ dàng, tốt đẹp như mọi người vẫn tưởng. Cũng giống như số phận của rất nhiều căn biệt thự khác, nhà số 8 Chân Cầm bây giờ thuộc sở hữu của 11 gia đình. Suốt từ năm 1958 đến nay, cư dân sống trong số nhà này không thôi biến động. Người đi, người ở, người bán, người thuê, người đóng cửa để đấy…

Theo lời một người dân sống gần 70 năm tại đây chia sẻ, góc trái biệt thự trước đây vốn là của người giúp việc, chính giữa là gara ô tô và hai tầng phía trên lần lượt là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ của gia đình người chủ cũ. Căn biệt thự vốn dĩ rất rộng rãi nhưng đã trở nên chật chội khi được Nhà nước chia cho cả chục hộ gia đình. Ngoài những bất tiện trong không gian sinh hoạt, cơ sở vật chất tại căn biệt thự đã và đang ngày càng xuống cấp.

Càng ngắm nhìn căn biệt thự, người ta càng cảm thấy xót xa trước một vẻ đẹp vang bóng một thời. Trong số những căn biệt thự được xây trước 1954, căn biệt thự số 8 phố Chân Cầm được chính quyền thành phố Hà Nội xếp vào nhóm 1, nhóm những căn biệt thự khi xây dựng, cải tạo phải giữ nguyên như ban đầu./.

Bài liên quan
  • Tiệm hớt tóc một thời “xa hoa” bậc nhất thủ đô
    Nằm ở đầu hai con phố Hàng Bông và Quán Sứ (Hà Nội), nhà cổ với biển hiệu "Tiệm hớt tóc và nhà tắm Phạm Ngọc Phúc" đến nay đã có tuổi đời gần 100 năm. Ngôi nhà cổ mang đến những hình ảnh đầy hoài niệm về những tháng năm xưa cũ của mảnh đất Hà Thành.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Điều ít ai biết về căn biệt thự cổ phố Chân Cầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO