Ẩm thực

Diễn viên Diễm Hương “bật mí” món Mỳ Chũ quê hương Bắc Giang

Mai Chi 07:24 09/12/2023

Trong vai trò giám khảo khách mời, nữ diễn viên Diễm Hương giới thiệu đặc sản của vùng quê nơi mình sinh ra và lớn lên - mỳ Chũ, tại chương trình “Của ngon vật lạ”, phát sóng lúc 12 giờ ngày 10/12/2023 trên kênh VTV3.

Xuất hiện trong chương trình cùng nụ cười được chủ nhân tự gắn mác “vầng trăng khuyết”, diễn viên Diễm Hương vui vẻ chia sẻ về tình yêu bất tận dành cho ẩm thực: “Nếu ăn là hạnh phúc tại sao lại phải… giảm cân”. Bắc Giang là nơi diễn viên Diễm Hương sinh ra và lớn lên. Mỳ Chũ là món ăn tuổi thơ của cô bé Hương ngày nhỏ. Từ lúc học lớp 1, Diễm Hương đã được mẹ nấu món mỳ Chũ với thịt băm, rau cải. Lớn hơn chút, lớp 3, lớp 4, cô bé Diễm Hương đã học cách tự nấu mỳ cho mình. Cứ nhà có gì cho hết vào mỳ nên món ăn trở thành một thói quen.

cuangon-1-.jpg
Diễn viên Diễm Hương trong chương trình Của ngon vật lạ phát sóng trên VTV3 trưa ngày 10/12. (Ảnh: NSXCC).

Diễn viên Diễm Hương sinh năm 1986, chị gây ấn tượng qua nhiều bộ phim truyền hình thời gian gần đây, như: Hôn nhân trong ngõ hẹp, Những nhân viên gương mẫu, Garage hạnh phúc, Những công dân tập thể, Sắc màu phái đẹp…

Dẫu không còn háo hức với món truyền thống của tuổi thơ nhưng cho đến giờ, mỗi khi có dịp về Bắc Giang, nữ diễn viên vẫn không quên mang theo mỳ để biếu nhà nội, người thân. Mỳ Chũ nấu cá rô cũng là món ăn mà diễn viên Hồng Quang – chồng Diễm Hương, yêu thích nên ít nhất mỗi tuần một lần, bà xã đảm đang lại chiều chồng vào bếp.

Những câu hỏi liên quan tới món ăn đặc sản Bắc Giang khiến 2 đội chơi khá chật vật ở 2 phần chơi Thực nếm và Thực hiểu. Câu hỏi “Mỳ Chũ Bắc Giang được làm từ gạo gì?” không có đáp án đúng nào đưa ra, song đó cũng là cơ hội để người chơi tìm hiểu về gạo bao thai, sản phẩm của giống lúa chất lượng cao trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi. Mỳ Chũ là sự hoà quyện giữa gạo quê và nguồn nước ngầm trong lành cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.

cuangon-3-.jpg
Món ăn Mỳ Chũ được các đội chơi thực hiện tại chương trình. (Ảnh: NSXCC).

“Gia đình Sake” và “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì” hứa hẹn mang tới một cuộc so tài ẩm thực thú vị giữa đội Lan Ngọc (MC kênh VTV4) - Thành Đạt (ca sĩ nhóm The Wings) và hai chị em Lê Thanh Huyền - Lê Thanh Thuý. Cái tên Sake gắn với kỷ niệm của Lan Ngọc khi còn là du học sinh bên Nhật Bản. Hình ảnh ngồi dưới gốc cây anh đào nở hoa, ăn sushi và uống rượu sake ngày đó trở thành một ký ức đẹp nên đã Lan Ngọc đặt tên cho con gái của mình là Sake. Với đội “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì”, cái tên gợi nhớ về truyền thống gia đình gồm các thành viên đều yêu và gắn bó với căn bếp. Gạo - Nếp -Bột - Mì là tên của 4 bạn nhỏ trong nhà.

Cùng với những câu hỏi liên quan tới ẩm thực, “Của ngon vật lạ” mang tới những câu chuyện ấm áp xoay quanh chủ đề gia đình. Đó là câu chuyện tình yêu duyên phận của “Gia đình Sake” khi Lan Ngọc từng phỏng vấn Thành Đạt trong một sự kiện. Một thời gian dài sau đó, khi bắt gặp hình ảnh trên facebook nữ BTV ngồi cùng bạn mình, chàng ca sĩ đã chủ động tìm hiểu, làm quen. Lần đầu tiên gặp bố bạn trai, vì lớn tuổi hơn người yêu nên MC Lan Ngọc quyết định chọn địa điểm là cổng VTV để giới thiệu về cơ quan cũng như công việc của mình. Xong xuôi, bố hỏi tuổi bạn gái, cậu con trai thành thật khai “bạn gái hơn 5 tuổi”, bố mới ớ người vì con mình… là “phi công”.

giam-khao-10-.jpg
Diễn viên Diễm Hương theo dõi đội chơi làm món Mỳ Chũ. (Ảnh: NSXCC).

“Gia đình Gạo Nếp Bột Mì” hé mở câu chuyện cả nhà đều có niềm đam mê ẩm thực, thích nấu thích ăn. Mẹ của Thanh Huyền, Thanh Thuý từng làm đầu bếp ở Hà Nội, sau về Phú Thọ mở quán ăn để gần gũi với gia đình. Hai chị em nối nghiệp mẹ, giờ đều có nhà hàng riêng. Cô chị Thanh Huyền mở nhà hàng ở Ninh Bình cùng không gian văn hoá sen, giới thiệu món đặc trưng là lẩu sen, còn cô em Thanh Thuý điều hành một thương hiệu bánh kiêm hướng dẫn làm bánh.

Thử thách của món biến tấu dựa trên nguyên liệu nấu món ăn chính khiến cả hai đội đều hết sức bất ngờ: Pad Thái, bởi thứ liên quan duy nhất có lẽ chỉ là hình ảnh sợi mỳ. Đội “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì” thậm chí chưa từng thử món ăn này nên còn nhờ giám khảo và đội bạn tả sơ sơ về món Pad Thái để có thể hình dung. Đội “Gia đình Sake” may mắn hơn khi MC Lan Ngọc đã từng ăn vài lần, song cô cũng chưa từng chế biến.

dc2-11-.jpg
Hai chị em Lê Thanh Huyền - Lê Thanh Thuý trong một trò chơi tại chương trình (Ảnh: NSXCC).

Với tinh thần trẻ trung và sáng tạo, cả hai đội chơi đã mang tới một phần thi thú vị trong phần Thực nấu. Làm theo tưởng tượng, đội “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì” chọn ý tưởng kết hợp mỳ Chũ và hương vị Thái, chiên giòn mỳ ăn với rau củ quả xào tôm cùng nước sốt được pha chế cầu kỳ từ nhiều nguyên liệu. Đội “Gia đình Sake” vận dụng ký ức về món Pad Thái, nấu mì xào với tôm và cá hồi, nước sốt có 3 vị me-nước mắm-đường và hơi tiếc khi không tìm thấy ớt bột trong kho nguyên liệu.

3 giám khảo dành nhiều lời khen ngợi cho món ăn của hai đội chơi. Đầu bếp chuyên nghiệp Nguyễn Văn Hùng nhận xét mỗi đội đều có vị ngon riêng, hai đĩa đồ ăn có sự khác biệt, tinh tế trong cách trình bày, cách thay đổi kết cấu của sợi mì. Một đội có món tôm ngon hơn, một đội có sốt chuẩn vị Pad Thái hơn – cuộc so tài nấu nướng trong “Của ngon vật lạ” không đặt nặng phần thắng – thua, mà quan trọng hơn là những ngẫu hứng, sáng tạo của người chơi làm phong phú hơn cho bữa ăn gia đình, góp phần tạo nên sự đa dạng của ẩm thực Việt./.

Bài liên quan
  • [Infographic] 80 gian hàng tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023
    Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 kéo dài trong 3 ngày (từ 1 - 3/12) tại Công viên Thống nhất, Hà Nội với chủ đề là "Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế". 80 gian hàng với các khu ẩm thực quốc tế và ẩm thực đặc sắc của Hà Nội sẽ được giới thiệu tại Lễ hội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Huyện Thường Tín đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Diễn viên Diễm Hương “bật mí” món Mỳ Chũ quê hương Bắc Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO